Đồng hành cùng con

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Công việc hàng ngày cho tôi cơ hội tiếp xúc thường xuyên với con trẻ. Vì vậy, tôi thường quan sát hành động, tìm hiểu tâm lý trẻ ở từng độ tuổi, một phần vì tôi cũng làm mẹ và muốn đồng hành cùng con.
Có khá nhiều chương trình hàng ngày được phát trên các phương tiện thông tin đại chúng hướng các bậc cha mẹ cách làm bạn với con và rất nhiều kỹ năng khác liên quan đến giáo dục trẻ. Điều đó chứng tỏ, việc làm cha mẹ thời nay không hề đơn giản. Có lẽ đã qua rồi cái thời “trời sinh voi, trời sinh cỏ”, qua rồi cái thời cứ sinh con ra rồi chúng sẽ tự khắc lớn khôn.
Phải thừa nhận một điều rằng, trẻ con bây giờ rất thông minh, lanh lợi. Một đứa trẻ 2-3 tuổi đã có thể sử dụng thành thạo smartphone cũng như điều khiển nhuần nhuyễn các thiết bị điện tử trong gia đình. Chúng thông minh bởi được chăm sóc, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để tạo ra một nền tảng tốt nhất về thể chất, trí tuệ từ khi còn nằm trong bụng mẹ.
Nhưng cũng chính bởi thông minh nên trẻ con ngày nay khá “khó dạy”. Chúng thường hành động theo bản năng, ý muốn chủ quan của bản thân nhiều hơn việc tuân thủ những ý kiến của người lớn mà chúng cho là sự áp đặt. Vậy nên để định hướng cho chúng cũng đòi hỏi không ít tâm sức và những người quan trọng nhất góp phần rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ chính là những người làm cha, làm mẹ.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Hàng ngày, tôi nhận không ít những cuộc gọi và cả hẹn gặp trực tiếp của phụ huynh để trao đổi, chia sẻ về việc học tập của con cái. Đa số phụ huynh than phiền, trẻ không nghe lời hoặc không hợp tác, ngấm ngầm chống đối sau lưng.
Mỗi đứa trẻ mang một tính cách riêng, không giống nhau, vì vậy không thể có một “công thức” chung trong việc giáo dục trẻ. Sau nhiều năm gắn bó với công tác giáo dục, tôi rút ra một kinh nghiệm thiết yếu rằng, chính những người lớn, những bậc làm cha mẹ và thầy-cô giáo cần thay đổi để có thể rút ngắn khoảng cách giữa các thế hệ, để có thể hiểu được trẻ.
Tôi không ủng hộ việc giáo dục trẻ theo cách cứ ra rả: “Ngày xưa bố thế nọ, ngày xưa mẹ thế kia…”. Mỗi thời có một môi trường sống khác nhau, tư duy khác nhau, thậm chí cả ý thức hệ cũng khác nhau. Thay vì bắt trẻ nghe những điều mà chúng chỉ lờ mờ, thậm chí không thể hình dung ra để hiểu được, tôi chọn cách tìm hiểu xem đời sống tinh thần của chúng bao gồm những gì, những trò giải trí chúng đang tham gia hàng ngày, suy nghĩ của chúng về thầy cô, cha mẹ, về cuộc sống, xa hơn là những kế hoạch, dự định, ước mơ… Từ đó có những định hướng kịp thời, đúng đắn cho trẻ.
Làm cha mẹ không phải là việc dễ. Hiểu thế nên tôi luôn cố gắng gần gũi, nói chuyện để có thể hiểu tính cách, tâm lý của con. Cùng con lớn lên, tôi nhận thấy, mỗi một tuổi thì con lại có sự thay đổi. Trẻ con thời nay thực sự đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, áp lực trong cả học tập lẫn những cám dỗ của môi trường sống. Chúng cần được chia sẻ, cần được bảo vệ, cần có một chỗ dựa tin cậy và vững chắc để lớn lên một cách bình thường nhất.
ĐÀO AN DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.