Dominica thực hiện chế độ làm việc 4 ngày/ tuần

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Theo trang The Guardian (Anh), Chính phủ Dominica mới đây cho biết sáng kiến làm việc 4 ngày/ tuần sẽ được triển khai vào tháng 2/2024. Theo đó, người lao động vẫn được hưởng mức lương như cũ, trong khi tuần làm việc tiêu chuẩn sẽ giảm từ 44 giờ xuống còn 36 giờ, từ thứ 2 đến thứ 5.
Công nhân Dominica phun hóa chất phòng bệnh sốt xuất huyết ở Santo Domingo. Ảnh: EPA

Công nhân Dominica phun hóa chất phòng bệnh sốt xuất huyết ở Santo Domingo. Ảnh: EPA

Theo Bộ trưởng Lao động Dominica Luis Miguel de Camps, “Chế độ làm việc mới ưu tiên con người, cải thiện sức khỏe và phúc lợi, đồng thời thúc đẩy năng suất bền vững và thân thiện với môi trường”.

Các công ty dự kiến tham gia thử nghiệm tuần làm việc 4 ngày gồm các công ty viễn thông, điện lực, công ty kinh doanh các thiết bị nặng và cơ quan bảo hiểm y tế quốc gia của Chính phủ Dominica.

Một trường đại học đã được giao nhiệm vụ đánh giá kết quả thử nghiệm này, bao gồm xem xét mọi thay đổi về sức khỏe người lao động, cũng như mối quan hệ giữa công việc và cuộc sống cá nhân người lao động.

Năm ngoái, Anh cũng phát động đợt thử nghiệm được coi là lớn nhất thế giới về chế độ làm việc 4 ngày/tuần và thu được kết quả tích cực. Một số công ty Mỹ cũng đã chuyển sang chế độ làm việc ít thời gian hơn trong tuần. Tại Chile, các nhà lập pháp đã thông qua dự luật giảm thời gian làm việc trong tuần từ 45 xuống 40 giờ.

Xu hướng này xuất hiện trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến nhiều công ty lẫn nhân viên suy nghĩ lại về cách thức làm việc.

Nhiều quốc gia châu Á đã thử nghiệm chính sách làm việc 4 ngày/tuần, khi giờ hành chính kéo dài gây mệt mỏi và không tỷ lệ thuận với năng suất lao động.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổ chức Năng suất châu Á (APO) năm 2021 cho thấy nhiều quốc gia ở châu Á, ngoại trừ Singapore, thua kém phương Tây về năng suất lao động. Năng suất lao động trung bình của các nước ASEAN thấp hơn 81% so với Mỹ, theo APO.

Một số người cho rằng chỉ các công ty thay đổi chính sách làm việc là không đủ, mà cần nhiều động thái hơn từ phía chính phủ các nước.

Năm 2022, Kyoko Kida, tổng biên tập trang tuyển dụng Doda của Nhật Bản, cho biết một số công ty áp dụng chính sách làm việc 4 ngày/tuần đã nêu ra một loạt vấn đề, như khối lượng công việc dồn về tay một số nhân viên hoặc người quản lý. Việc chấm công và tính lương cũng trở nên phức tạp hơn.

"Nếu áp dụng chính sách làm việc 4 ngày/tuần mà thiếu quá trình chuẩn bị thích hợp sẽ chỉ dẫn đến đến thất bại", ông Kida khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

(GLO)- “Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi” là phong trào truyền thống của ngành cao su trong và ngoài tỉnh Gia Lai. Không chỉ dấy lên không khí thi đua sôi nổi, phong trào còn góp phần trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đào tạo đội ngũ công nhân vững lý thuyết, giỏi thực hành.

Các đảng viên, cán bộ, công chức xã Phú Cần sinh hoạt định kỳ hàng tuần việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Nam

Phú Cần áp dụng công nghệ số trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiệu quả, Đảng uỷ xã Phú Cần (huyện Krông Pa) đã áp dụng công nghệ thông qua phần mềm Kahoot (Phần mềm trắc nghiệm online miễn phí) và đã được đội ngũ cán bộ, công chức của xã đón nhận và hưởng ứng nhiệt tình.

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.