Đời sống cán bộ, công chức, viên chức ra sao sau sắp xếp đơn vị sự nghiệp?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cần có những số liệu đánh giá sau sắp xếp thì bao nhiêu phần trăm đơn vị sự nghiệp công lập tốt lên, đạt yêu cầu về tinh giản tổ chức, biên chế; bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cán bộ, công chức, viên chức.

Ngày 19/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo của đoàn giám sát và thông qua Nghị quyết giám sát chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (đơn vị) giai đoạn 2018-2023.

Tại phiên họp, quan tâm đến việc triển khai chính sách xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Lê Quang Mạnh cho rằng, việc triển khai chính sách này đang chững lại, đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học công nghệ…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh.

Với giải pháp sửa đổi, bổ sung các luật về thuế hỗ trợ doanh nghiệp ngoài công lập được nêu trong báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, giải pháp này chưa bảo đảm khuyến khích doanh nghiệp tư nhân; “còn rất xa để đạt được sự bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ công giữa các đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp tư nhân”.

Trên cơ sở đó, ông Lê Quang Mạnh đề nghị cần có giải pháp về cơ chế, chính sách đặc thù nhằm khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân tham gia xã hội hóa cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.

Trong đó, cần xây dựng cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm phù hợp với tính chất đặc thù của từng lĩnh vực; Nhà nước vẫn phải bố trí ngân sách bảo đảm phù hợp chức năng của các đơn vị trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động.

Đồng thời cần tự chủ toàn diện và đồng bộ giữa nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, bộ máy, con người và tài chính, tài sản; bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế đánh giá hiệu quả của đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong khi đó, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, đối với những vấn đề mới, chưa được luật quy định hoặc chưa được thực tiễn kiểm nghiệm nhưng cần thiết đối với quản lý đơn vị sự nghiệp công lập, Chính phủ cần nghiên cứu, đề xuất ban hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2024 để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Cũng tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhận định, chất lượng, hiệu quả sau khi đổi mới tổ chức quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập trong báo cáo giám sát đang còn thiếu số liệu, thông số để phản ánh.

“Chẳng hạn như sau sắp xếp thì bao nhiêu phần trăm đơn vị tốt lên, đạt yêu cầu về tinh giản tổ chức, biên chế; bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cán bộ, công chức, viên chức… Đó là những kết quả cuối cùng chúng ta mong muốn đạt được sau khi sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Nghiên cứu sâu hơn về 3 “điểm nghẽn”

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, vấn đề quan trọng nhất phải làm sao thấy được hạn chế, tìm ra nguyên nhân để khắc phục. Chủ tịch Quốc hội lưu ý về "độ trễ, chậm" như báo cáo đánh giá.

Cụ thể, chậm trong thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước, còn 88 nội dung theo yêu cầu chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết 19 của Trung ương chưa được ban hành. Trong nghị quyết cần có danh mục 88 nội dung này nằm ở Chính phủ, bộ, ngành, đơn vị nào để tới đây khắc phục.

Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ việc tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nhiều trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở khám, chữa bệnh… đang chậm lại trong giai đoạn 2021 - 2023. Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các bộ, ngành còn nhiều, việc chuyển giao về địa phương quản lý còn chậm.

Vậy các giải pháp đã thực sự đủ mạnh, đã bao trùm, giải quyết đến nơi, đến chốn và khắc phục dứt điểm các điểm hạn chế, tồn tại hay chưa? Từ đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu sâu hơn về 3 “điểm nghẽn”.

Thứ nhất, giải quyết cho được tính cơ học là chủ yếu trong sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ hai, tính bền vững, đồng bộ trong thực hiện cơ chế tự chủ.

Thứ ba, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến việc thành lập các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, bây giờ đi đâu cũng nói hoàn thiện thể chế nhưng hoàn thiện cái gì, hoàn thiện ở đâu phải chỉ ra.

Tại phiên họp, với 100% thành viên có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua về nguyên tắc nội dung cơ bản của Nghị quyết giám sát chuyên đề này.

Theo Luân Dũng (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

(GLO)- Sau 18 năm xây dựng và phát triển, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cũng như phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc để vươn mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện, ghi dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực.