Đội ngũ cô đỡ thôn bản góp phần chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 1-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn đào tạo cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh cho 27 cô đỡ thôn bản tại các xã khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian từ ngày 1 đến 5-7, các cô đỡ thôn bản được đội ngũ bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh truyền đạt những nội dung về chăm sóc trước, trong và sau sinh như: Vận chuyển bà mẹ và trẻ sơ sinh đến cơ sở y tế an toàn; quản lý thai và chăm sóc bà mẹ thời kỳ thai nghén; xử trí các dấu hiệu bất thường khi mang thai; phát hiện chuyển dạ, xử trí trong chuyển dạ; chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ có sử dụng gói đỡ đẻ sạch; xử trí trẻ không thở ngay sau đẻ; xử trí ban đầu chảy máu trong và ngay sau đẻ; chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà trong ngày đầu sau đẻ; chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà từ ngày thứ 2 đến hết 6 tuần đầu sau đẻ.

Quang cảnh lớp tập huấn. Ảnh: K.P
Quang cảnh lớp tập huấn. Ảnh: K.P

Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thanh Hương-Trưởng khoa Sức khỏe sinh sản (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai) cho hay: “Tại lớp tập huấn, các cô đỡ thôn bản, nhân viên y tế cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm thực tế tại từng địa phương, nêu ra những khó khăn thường gặp khi chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Qua trao đổi thực tế, những thắc mắc của các cô đỡ thôn bản nêu ra đã được chúng tôi giải đáp cụ thể, hướng dẫn thực hành các nội dung về đỡ đẻ thường có sử dụng gói đỡ đẻ sạch; xử trí chảy máu sau đẻ; xử trí trẻ không thở ngay sau đẻ...”.

Lớp tập huấn nhằm cập nhật các kiến thức, kỹ năng thực hành về chăm sóc trước, trong và sau sinh cho cô đỡ thôn bản, giúp họ tự tin hơn trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, cải thiện chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại cộng đồng. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cơ đỡ về công tác chăm sóc trước, trong và sau sinh là hoạt động quan trọng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ mang thai và thai nhi trong quá trình thai nghén cũng như sau khi sinh. Qua đó, giúp giảm thiểu rủi ro cho bà mẹ trong quá trình mang thai và làm tăng cơ hội an toàn và khỏe mạnh cho cả mẹ và trẻ sơ sinh.

Ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai-cho biết: “Trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các bà mẹ, điều quan trọng là năng lực của các cô đỡ thôn bản. Bởi vì đội ngũ này là những người tuyến đầu, ở ngay cơ sở, gần gũi với các bà mẹ nhất và là những người biết được, quản lý được các bà mẹ trong suốt quá trình mang thai, từ vấn đề sức khỏe thai kỳ cho đến sinh hoạt, điều kiện kinh tế-xã hội... Bởi vậy, để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ sơ sinh-là một trong số mục tiêu phát triển bền vững-thì vai trò của các cô đỡ thôn bản là rất quan trọng trong hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu, góp phần giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh và trẻ em, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số".

Lớp tập huấn giúp các cô đỡ thôn bản nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Ảnh: K.P
Lớp tập huấn giúp các cô đỡ thôn bản nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Ảnh: K.P

Nội dung chương trình tập huấn rất thiết thực, giúp đội ngũ cộng tác viên y tế, cô đỡ thôn bản cập nhật lại những kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi có thai và sinh con, đỡ đẻ an toàn, phát hiện kịp thời các tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, thực hiện các kỹ năng cứu sống cơ bản và chuyển tuyến kịp thời.

Các cô đỡ thôn bản ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là mắt xích quan trọng, "tài sản quý" trong hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản. Duy trì và phát huy năng lực của đội ngũ cô đỡ thôn bản đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giúp cứu sống nhiều bà mẹ và trẻ sơ sinh; qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số.

"Đây là hoạt động nằm trong nhóm hoạt động triển khai Dự án 7-Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng-chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ 2021-2025"-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.