Sổ tay phóng viên:

Đồi chè Biển Hồ chỉ còn là ký ức?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đồi chè Biển Hồ (thường gọi là Biển Hồ chè, nằm trên địa bàn xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập vào khoảng năm 1925 dưới sự quản lý của người Pháp và là đồn điền chè đầu tiên ở Tây Nguyên. Nơi đây đã trở thành biểu tượng của nông nghiệp và văn hóa vùng đất này trong một thế kỷ qua.

Thế nhưng, đồi chè Biển Hồ giờ đây có lẽ chỉ còn lại trong ký ức bao người!

Cách đây chưa lâu, đồi chè Biển Hồ với diện tích lên đến 250 ha xanh mướt, nhấp nhô, thấp thoáng trong ánh nắng vàng rực rỡ, tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động và yên bình. Từ khu vực UBND xã Nghĩa Hưng đi ngược về hướng hàng thông trăm tuổi, vào mỗi độ tầm tháng 10 hàng năm, hoa muồng nở khoe sắc vàng rực rỡ. Những cành hoa muồng mềm mại, lung linh trong làn gió nhẹ, tạo nên một không gian thơ mộng, tuyệt đẹp, nơi con người có thể tìm thấy sự bình yên và hòa mình vào vẻ đẹp của đất trời, tạo nên một cảm giác dễ chịu, thư thái vô cùng.

ba-con-dang-thu-hai-che-tren-canh-dong-che-shan-tuyet-cua-cong-ty-co-phan-che-bien-ho-anh-vu-thao.jpg
Công nhân thu hái chè trên cánh đồng chè Shan Tuyết (ảnh chụp hồi tháng 8-2024).
Ảnh: Vũ Thảo

cong-ty-co-phan-che-bien-ho-chi-giu-lai-khoang-50-ha-quanh-khu-vuc-hang-thong-tram-tuoi-va-khu-vuc-ho-ea-luh-anh-vt.jpg
Công ty cổ phần Chè Biển Hồ chỉ giữ lại khoảng 50 ha quanh khu vực hàng thông trăm tuổi và khu vực hồ Ea Lũh. Ảnh: Vũ Thảo

Theo các tài liệu còn lưu giữ, suốt từ khi được thành lập đến năm 1974, đồn điền chè Biển Hồ (tên gọi ngày trước) được các ông chủ người Pháp, người Hoa và người Việt quản lý. Sau ngày thống nhất đất nước (năm 1975), đồn điền chè Biển Hồ được Binh đoàn Tây Nguyên tiếp quản, sau đó chuyển giao cho Liên hiệp các Xí nghiệp công-nông Chè Việt Nam quản lý và được đổi tên thành Nông trường Chè Biển Hồ. Đến năm 1992, UBND tỉnh chính thức tiếp nhận Xí nghiệp Công-nông Chè Biển Hồ. Năm 2007, Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty Chè Biển Hồ. Năm 2010, Công ty tiếp tục đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên Chè Biển Hồ. Đến năm 2018, thực hiện cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty cổ phần Chè Biển Hồ.

Với khí hậu thuận lợi cùng đất đai màu mỡ, đồi chè Biển Hồ nhanh chóng trở thành một trong những vùng chè nổi tiếng. Trong suốt một thế kỷ qua, nơi đây đã trải qua nhiều thăng trầm, song vẫn tiếp nối để sản xuất ra các dòng sản phẩm truyền thống nổi tiếng là Trà đen-Hồng trà.

khoang-200-ha-che-cua-cong-ty-co-phan-che-bien-ho-bi-pha-bo-de-chuyen-doi-sang-cay-trong-khac-anh-vt.jpg
Công ty cổ phần Chè Biển Hồ phá bỏ khoảng 200 ha chè để chuyển đổi sang cây trồng khác. Ảnh: Vũ Thảo
doi-che-bien-ho-thuong-duoc-goi-la-bien-ho-che-nam-tren-dia-ban-xa-nghia-hung-huyen-chu-pah-duoc-thanh-lap-vao-khoang-nam-1925-anh-vt.jpg
Đồi chè Biển Hồ rộng mênh mông, xanh mướt giờ chỉ còn trong ký ức. Ảnh: Vũ Thảo

Giờ đây, trước những thay đổi của thị trường và xu hướng phát triển, ban lãnh đạo Công ty cổ phần Chè Biển Hồ đã đưa ra quyết định phá bỏ khoảng 200 ha chè để chuyển sang cây trồng khác, chỉ giữ lại đâu chừng 50 ha quanh khu vực hàng thông trăm tuổi và khu vực hồ Ea Lũh. Có lẽ, việc chuyển đổi này được lý giải như một bước đi chiến lược nhằm tối ưu hóa lợi nhuận trên cùng một diện tích đất. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc rất nhiều công nhân đã mất việc làm, và nhiều gia đình sẽ phải đối mặt với khó khăn khi nguồn thu nhập gián đoạn.

Đồi chè Biển Hồ là nơi nhiều gia đình đã gắn bó suốt nhiều thập kỷ, họ không chỉ coi chè là nguồn sống mà còn là niềm tự hào về nghề nghiệp của bao thế hệ gia đình mình. Những câu chuyện về các thế hệ làm chè đã được truyền lại, tạo nên một nét văn hóa gắn với “địa danh” đồi chè Biển Hồ. Rồi nơi đây cũng là chốn lưu giữ những câu chuyện thăng trầm gắn với lịch sử hình thành Sở trà, Đồn điền chè ngày ấy. Đây không chỉ là một khu vực sản xuất nông nghiệp, mà còn là một phần không thể tách rời của lịch sử và văn hóa địa phương, là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích thiên nhiên.

Quyết định phá bỏ 200 ha nhưng vẫn giữ lại một phần diện tích xung quanh khu vực hàng thông trăm tuổi, Chùa Bửu Minh để làm du lịch, song nó cũng khiến bao thế hệ người dân nơi đây cũng như du khách tiếc nuối vì mất đi một thứ gì đó đã hình thành và gắn bó trong suốt 100 năm qua. Dẫu rằng, quyết định chuyển đổi sang cây trồng khác có thể mang lại lợi nhuận hơn trong tương lai!

Thực hiện clip: Vũ Thảo

Có thể bạn quan tâm

Người dân xã Chư Gu lưu thông qua cầu tạm. Ảnh: L.N

Người dân xã Chư Gu mong ước cây cầu bắc qua sông Ba

(GLO)- Để rút ngắn thời gian di chuyển đến khu sản xuất, người dân xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tự làm cầu tạm bắc qua sông Ba. Vì vậy, việc có một cây cầu được đầu tư kiên cố để đi lại thuận tiện, an toàn hơn là mong mỏi của hàng ngàn hộ dân nơi đây suốt nhiều năm qua.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

(GLO)- Chiều 8-4, Phòng Quản lý an toàn thực phẩm (Sở Y tế Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Y tế TP. Pleiku kiểm tra đột xuất tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương (535 Phạm Văn đồng, phường Đống Đa, TP. Pleiku) để xác minh thông tin phản ánh của người dân nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại đây.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

(GLO)- Nhằm hiện thực hóa giấc mơ “an cư, lạc nghiệp” cho người nghèo, thời gian qua, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh Gia Lai đã huy động sự đóng góp của cộng đồng để xây dựng những căn nhà chữ thập đỏ, mang lại niềm vui cho nhiều hộ gia đình.