Điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-

Ngày 25-5, tại Hội trường UBND huyện Mang Yang, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị làm việc, thống nhất với cấp ủy, chính quyền địa phương các huyện Mang Yang, Đăk Đoa, Đăk Pơ về kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030, ông Dương Mah Tiệp-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan.

Theo báo cáo tại Hội nghị, kết quả rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh được ban hành theo Quyết định số 527/QĐ-UBND ngày 23-8-2021 của UBND tỉnh Gia Lai để rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng. Theo đó, tổng diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp là 723.156,38 ha, chiếm 46,62% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, giảm 18.097,18 ha so với trước đây; cả 3 loại rừng sản xuất, phòng hộ và đặc dụng có nhiều diện tích bị thay đổi. Cụ thể, rừng đặc dụng 82.208,33 ha, chiếm 11,37% diện tích đất lâm nghiệp (tăng 23.007,32 ha so với Nghị quyết số 100/NQ-HĐND); rừng phòng hộ 150.374,48 ha, chiếm 20,79% diện tích đất lâm nghiệp (tăng 5.867,13 ha); rừng sản xuất 490.573,57 ha, chiếm 67,84% diện tích đất lâm nghiệp (giảm 46.971,63 ha).

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Hà Phương
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Hà Phương

Huyện Đăk Pơ có tổng diện tích 24.931,55 ha, trong đó rừng phòng hộ 10.463,63 ha, rừng đặc dụng không có, rừng sản xuất 14.467,92 ha. Tổng diện tích đất có rừng 21.295,43 ha; trong đó rừng tự nhiên 14.286,47 ha (trong 3 loại rừng 14.286,47 ha), rừng trồng 7.008,96 ha (trong 3 loại rừng 5.267,52 ha, ngoài 3 loại rừng 1.741,44 ha).

UBND huyện Đăk Pơ đề xuất đưa 5,23 ha rừng trồng tại khoảnh 3,4,5, Tiểu khu 636 thuộc chủ quản lý là Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê, lý do đây là rừng có vốn đầu tư 100% vốn ngân sách Nhà nước (đưa vào rừng sản xuất).

Huyện Đăk Đoa có tổng diện tích 31.465,23 ha, trong đó rừng phòng hộ 8.767,86 ha, rừng đặc dụng 3.426,33 ha, rừng sản xuất 19.271,04 ha. Tổng diện tích đất có rừng 28.399,89 ha gồm rừng tự nhiên 17.480, 66 ha (trong 3 loại rừng 17.480, 66 ha, ngoài 3 loại rừng không có); rừng trồng 10.919,23 ha (trong đó 3 loại rừng 911,31 ha, ngoài 3 loại rừng 10.007,92 ha).

UBND huyện Đăk Đoa đề xuất 5 công trình dự án dự kiến chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp. Qua quá trình cập nhật ranh giới các dự án thấy tọa độ 5 công trình dự án theo đề xuất của huyện có ảnh hưởng đến diện tích rừng và đã được thống kê vào danh mục (tổng diện tích rừng 26,58 ha, trong đó rừng tự nhiên 13,14 ha, rừng trồng 13,44 ha).

Huyện Mang Yang có tổng diện tích 63.655,62 ha, trong đó rừng phòng hộ 12.242,62 ha, rừng đặc dụng 5.739,32 ha, rừng sản xuất 45.673,68 ha. Tổng diện tích đất có rừng 50.798,83 ha, gồm rừng tự nhiên 40.611,37 ha (trong 3 loại rừng 40.611,19 ha, ngoài 3 loại rừng 0,18 ha), rừng trồng 10.187,46 ha (trong 3 loại rừng 7.580,92 ha, ngoài 3 loại rừng 2.606,54 ha).

UBND huyện Mang Yang đề xuất 14 công trình dự án dự kiến chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp. Qua quá trình cập nhật ranh giới các dự án thấy có 3 dự án: Quy hoạch khu nghỉ dưỡng Kon Ka Kinh, quy hoạch khu di tích Pyâu, quy hoạch thủy điện Đăk Pi Hao không có ảnh hưởng đến diện tích rừng. Do vậy có 11 công trình dự án theo đề xuất của huyện có ảnh hưởng đến diện tích rừng và đã được thống kê vào danh mục (tổng diện tích 73,33 ha, trong đó rừng tự nhiên 30,98 ha, rừng trồng 42,35 ha).

Sau khi nghe báo cáo của đơn vị tư vấn, các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị chủ rừng đã trình bày những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng cũng như đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm sự thống nhất, phù hợp với thực tiễn cũng như đáp ứng được định hướng bảo vệ, phát triển rừng theo mục tiêu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tỉnh Gia Lai.

Kết luận tại buổi làm việc, ông Dương Mah Tiệp-Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao trách nhiệm của ngành nông nghiệp, các địa phương và sự nỗ lực của đơn vị tư vấn trong quá trình thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội cũng như quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, ưu tiên các mục đích quốc phòng-an ninh; các dự án nằm trong quy hoạch đề nghị địa phương phối hợp với các sở, ngành để cập nhật điều chỉnh phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

(GLO)- Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10-2024, Việt Nam đã nhập khẩu 18.101 xe ô tô các loại, trị giá 374 triệu USD (tăng 88,3% về lượng và tăng 46,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023).

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

(GLO)- Việc lựa chọn và chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện thực tế đã giúp gia đình anh Hoàng Văn Câu (SN 1988, làng Phung, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành triệu phú. Mỗi năm, gia đình anh thu về trên 600 triệu đồng từ mô hình nuôi bò vỗ béo.