Điều chỉnh 5 hành vi nguy cơ cao gây mất ATGT

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Các chuyên gia chỉ ra 5 hành vi có nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông (ATGT) liên quan trực tiếp đến người tham gia giao thông, đồng thời đưa ra khuyến nghị lấy con người làm trung tâm để kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT).
 

Một vụ TNGT nghiêm trọng trên QL1. Ảnh: T.T
Một vụ TNGT nghiêm trọng trên QL1. Ảnh: T.T


5 hành vi nguy cơ cao gây mất ATGT

Theo ông Trần Hữu Minh - Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, TNGT đường bộ là thảm họa cho toàn xã hội và không một cơ quan, tổ chức nào có thể đơn phương thực hiện công cuộc đẩy lùi thảm họa này.

Để đạt được mục tiêu toàn cầu giảm tỉ lệ thương vong và tử vong do TNGT xuống 50%, phương pháp tiếp cận lấy con người làm trung tâm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động hợp tác và thay đổi hành vi tham gia giao thông.

Các chuyên gia theo đó chỉ ra 5 yếu tố hành vi nguy cơ cao gây mất ATGT gồm: Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông; Vi phạm tốc độ quy định; Không sử dụng mũ bảo hiểm; Dây an toàn; Thiết bị an toàn cho trẻ em.

Đối với thiết bị an toàn cho trẻ em, các chuyên gia đã khuyến nghị, trẻ em có chiều cao dưới 135cm và dưới 12 tuổi được chở trên xe ôtô cá nhân bắt buộc phải được bảo vệ bằng các thiết bị an toàn phù hợp với chiều cao và độ tuổi và không được phép ngồi hàng ghế của người lái xe ở tất cả các phương tiện cơ giới.

Liên quan đến dây an toàn, các chuyên gia cũng khuyến nghị, tất cả các ghế trên xe ôtô đều phải có dây an toàn. Yêu cầu tất cả người ngồi trên xe ôtô (gồm cả lái xe và hành khách cả ghế trước và ghế sau) đều phải thắt dây an toàn đúng cách.

Đối với sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông, các hành vi vi phạm quy định nồng độ cồn ở mức đặc biệt nghiêm trọng kể cả khi chưa gây hậu quả cũng cần được xem xét truy tố xử lý hình sự. Cần lưu trữ hồ sơ vi phạm và quản lý chặt chẽ tái phạm và xử phạt lũy tiến đối với các hành vi tái phạm vi phạm nồng độ cồn.

Với yếu tố vi phạm tốc độ quy định, nhiều ý kiến cho rằng quy định thống nhất tốc độ khu vực đô thị và khu vực đông dân cư xuống 50km/h với tất cả các loại đường. Tại khu vực có tình trạng giao thông phức tạp như trường học, giảm tốc độ giới hạn xuống 30km/h.

Về yếu tố mũ bảo hiểm, duy trì quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn với tất cả người ngồi trên xe môtô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện; Bổ sung quy định xử phạt về hành vi không đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho trẻ em dưới 6 tuổi trên xe môtô xe máy.

Xử lý nghiêm lái xe uống rượu, bia

Những năm qua Việt Nam đạt được những kết quả tích cực và được đánh giá là một trong số ít quốc gia thực hiện thành công mục tiêu thiên nhiên kỷ của Liên Hợp Quốc trong việc kéo giảm TNGT đến năm 2020 đã giảm 50% so với 2011.

Tuy nhiên, con số thiệt hại do TNGT vẫn còn cao. Do đó, cần phải kiểm soát chặt hành vi sử dụng rượu bia khi lái xe vì hiện nay chúng ta có trên 70 triệu xe máy được đăng ký và xe máy vẫn là phương tiện cơ bản được người dân sử dụng.

Theo các chuyên gia, TNGT ngoài việc cướp đi tính mạng con người, tài sản nó còn gây ra các hậu quả gián tiếp như về năng suất lao động, chi phí xã hội phải bỏ ra để cứu chữa nạn nhân... đây là hậu quả vô cùng lớn và có thể lên đến 3% GDP/năm. Trong khi đó, cả hệ thống các bộ, ngành nỗ lực phấn đấu một năm cũng chỉ lên được 6-7% GDP, đây là vấn đề đáng báo động, cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Theo đó, có 5 trụ cột mà các quốc gia cần phải quan tâm, trong đó có việc quản lý ATGT, kết cấu và tổ chức ATGT, các vấn đề về phương tiện, con người... Điều quan trọng là phải thực thi tốt.

TS Lê Thu Huyền - Giám đốc Trung tâm tư vấn phát triển GTVT (Tranconcen) - cho rằng, nên đa dạng hoá hình thức xử phạt hành vi uống rượu bia lái xe (phạt luỹ tiến, tịch thu bằng lái xe và buộc học và thi lại bằng lái xe và có thể là lao động công ích... “Đối với những hành vi vi phạm về quy định nồng độ cồn ở mức đặc biệt nghiêm trọng, kể cả khi chưa gây hậu quả nghiêm trọng cũng cần được xem xét truy tố xử lý hình sự” - TS Lê Thu Huyền nhấn mạnh.


 
https://laodong.vn/giao-thong/dieu-chinh-5-hanh-vi-nguy-co-cao-gay-mat-atgt-1052468.ldo

Theo Minh Hạnh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.