Diện tích trồng mía thấp nhất trong 10 năm trở lại đây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 27-9, tại tỉnh Thanh Hóa, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổng kết sản xuất niên vụ mía đường 2016-2017.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ 2016-2017, diện tích mía đạt khoảng 219.000 ha, thấp nhất từ năm 2010 đến nay. Nguyên nhân là do tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ở ĐBSCL, hạn hán ở các tỉnh phía Bắc, khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Mặc dù năng suất mía có tăng, đạt 62,6 tấn/ha nhưng vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Trữ lượng đường bình quân cả nước ở mức thấp đạt 9,72%, dẫn đến sản lượng đường thấp hơn so với niên vụ 2015-2016.


 

Lễ tổng kết niên vụ đường 2016 -2017.
Lễ tổng kết niên vụ đường 2016 -2017.



Giá mía trong niên vụ 2016-2017 tiếp tục duy trì ở mức ổn định, có lợi cho người trồng mía. Tuy nhiên, giá đường biến động bất thường, có thời điểm xuống thấp do tác động của đường nhập lậu khiến các thành viên của Hiệp hội và thương nhân kinh doanh trong ngành mía đường gặp nhiều khó khăn. Đến ngày 15-8, lượng đường tồn kho tại các nhà máy khoảng 555.000 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 350.000 tấn…

Nhận định về quan hệ cung cầu đường niên vụ 2017-2018, ông Hoàng Anh Tuấn-Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, dự kiến, năm 2017 tổng nguồn cung đường cả nước khoảng 1,7 triệu tấn, trong đó sản xuất được khoảng 1,3 triệu tấn, tồn kho đầu năm hơn 280.000 tấn và nhập khẩu 119.000 tấn.

Thách thức lớn của ngành mía đường trong năm 2018 ngoài việc đối mặt với những bất lợi do biến đổi khí hậu mang lại, ngành còn phải đương đầu với sự cạnh tranh của đường ngoại nhập khi Việt Nam thực hiện các cam kết về thương mại do hạn ngạch thuế quan sẽ được xóa bỏ.

Theo ông Hoàng Tuấn Anh, để ngành mía đường phát triển trước tác động của hội nhập, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phối hợp với các nhà máy đường cải thiện trữ lượng mía, tăng năng suất và giảm giá thành sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đường Việt Nam.

"Các nhà máy đường cần chủ động giảm giá thành thông qua chính sách về giá bán, tạo lập kênh phân phối riêng qua đó kiểm soát và bình ổn giá đường trong nước. Bên cạnh đó cần cải tiến năng suất mía, chủ động áp dụng khoa học công nghệ giúp giảm giá thành đường”, ông Hoàng Tuấn Anh đề xuất.

Tổng hợp báo cáo của 41 nhà máy đường trên cả nước, vụ sản xuất mía đường 2017-2018, tổng diện tích các nhà máy ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm là 248.930 ha, tăng hơn 30.000 ha so với niên vụ trước.

Theo kế hoạch sản xuất của các nhà máy, sản lượng mía ép niên vụ 2017-2018 khoảng 15 triệu tấn; sản lượng đường đạt 1,42 triệu tấn, trong đó đường tinh luyện là 600.000 tấn.

Minh Long (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.