Diễn biến mới nhất vụ kiện đòi 2 tỉ đồng tiền trúng vé số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Toà án đã yêu cầu nguyên đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ liên quan để có căn cứ xem xét thụ lý vụ kiện đòi trả 2 tỉ đồng vé số giải đặc biệt.

Ngày 12-12, một nguồn tin cho biết TAND thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa nhận được đơn khởi kiện của bà Nguyễn Thị Ng. (SN 1971; trú tại xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) yêu cầu trả thưởng tiền xổ số kiến thiết.

Bà Ng. giữ kỹ tờ vé số trúng giải đặc biệt trong túi ni-lon với hy vọng sẽ có kết quả tốt đẹp đến với mình. Ảnh: Trần Thường.
Bà Ng. giữ kỹ tờ vé số trúng giải đặc biệt trong túi ni-lon với hy vọng sẽ có kết quả tốt đẹp đến với mình. Ảnh: Trần Thường.

Bị đơn là Công ty TNHH Nhà nước MTV xổ số kiến thiết tỉnh Thừa Thiên - Huế (gọi tắt là Công ty XSKT tỉnh Thừa Thiên - Huế) – đơn vị phát hành tờ vé số kiến thiết của bà Ng. mua với số dự thưởng 386552 (F), trúng giải đặc biệt tại kỳ quay thưởng ngày 14-10 nhưng bị từ chối trả thưởng do rách.

TAND thị xã Hương Thuỷ đã nhận đơn của bà Ng. vào chiều ngày 11-12 thông qua đường bưu điện. Sau khi xem xét, TAND thị xã Hương Thuỷ thấy rằng chưa đủ điều kiện để ra quyết định thụ lý vụ án, vì vậy đã liên hệ với luật sư của bà Ng. để yêu cầu bổ sung.

Công ty XSKT tỉnh Thừa Thiên - Huế, bị đơn trong vụ án kiện đòi trả thưởng tiền trúng vé số.
Công ty XSKT tỉnh Thừa Thiên - Huế, bị đơn trong vụ án kiện đòi trả thưởng tiền trúng vé số.

Bà Ng. cho biết sáng nay luật sư gọi điện, nói đưa tờ vé số trúng thưởng 2 tỉ đồng ra nộp cho tòa. "Tôi bị bệnh xương khớp, thời tiết ở Huế đang mưa lạnh nên việc di chuyển gặp nhiều khó khăn. Có thể ngày mai tôi mới ra nộp tờ vé số trúng thưởng cho toà" – bà Ng. nói.

Từ khi bị từ chối trả thưởng, bà Ng. vẫn giữ kỹ tờ vé số này trong bao ni-lon với hy vọng sẽ có một kết cục tốt đẹp, công tâm, công bằng, giàu tính nhân văn đến với mình; để giấc mơ cuộc đời vơi bớt khó khăn được bà trao gửi mỗi lần mua vé số trở thành hiện thực.

Trong đơn khởi kiện gửi TAND thị xã Hương Thuỷ, bà Ng. trình bày lý do khách quan vì trời mưa làm cho 2 tờ vé số bị ướt nhưng đã kịp thời sấy khô. Trong đó, tờ vé số 486552 (F) dù rách, co rúm nhưng vẫn được trả thưởng giải phụ đặc biệt 50 triệu đồng. Tờ còn lại bị từ chối trả thưởng 2 tỉ đồng.

"Ông Trần Viết Nguyên, Chủ tịch Công ty XSKT tỉnh Thừa Thiên - Huế, khẳng định sự việc nên chờ toà giải quyết. Công ty này sẽ thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật".

Viện dẫn quy định tại khoản 1, Điều 31 Thông tư số: 75/2013/TT-BTC ngày 4-6-2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số, bà Ng. khẳng định dù đã bị mưa ướt làm rách góc dưới nhưng vẫn giữ được hình dạng ban đầu và giữ nguyên được các con số; ngày phát hành còn nguyên vẹn, không làm ảnh hưởng đến yếu tố xác định trúng thưởng.

Đồng thời, theo khoản 1, Điều 284 Bộ luật Dân sự năm 2015, bà Ng. cho rằng điều kiện phát sinh nghĩa vụ trả thưởng là sự kiện quay thưởng chứ không phải là tình trạng vật lý của vé số. Thực tế sự kiện đó đã xảy. Do đó, công ty xổ số có nghĩa vụ phải trả thưởng cho tôi.

"Theo Điều 284, Bộ luật Dân sự năm 2015 thì vé số bị rách một phần nhỏ không phải là căn cứ để cho rằng nghĩa vụ trả thưởng không tồn tại. Sự kiện quay số đã xảy ra, vậy nên chỉ có trường hợp tôi cố ý thúc đẩy, can thiệp vào quá trình quay thưởng để kết quả quay thưởng trùng khớp với vé số của mình thì mới là căn cứ cho việc không phát sinh nghĩa vụ trả thưởng" – bà Ng. trình bày trong đơn.

Đơn gửi đến TAND thị xã Hương Thuỷ, bà Ng. cũng trình bày sự vô lý khi Công ty XSKT tỉnh Thừa Thiên - Huế từ chối cung cấp kết quả giám định tờ vé số mang số dự thưởng 386552 (F) trúng giải đặc biệt, dù bà là người chi trả toàn bộ chi phí giám định.

Theo Q.Nhật - Tr.Thường (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

(GLO)- Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai duy trì hoạt động chào cờ, sinh hoạt chính trị dưới cờ vào sáng thứ hai tuần đầu tiên của tháng. Hoạt động này nhằm tuyên truyền, giáo dục, bồi đắp tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Gia Lai: Phối hợp thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Gia Lai: Phối hợp thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành văn bản số 618/UBND-KGVX, ngày 16-3-2025 gửi các sở, ban, ngành của tỉnh về việc phối hợp thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Người dân xã Ia Le (huyện Chư Pưh) tham gia trồng rừng gỗ lớn. Ảnh: N.D

Trồng rừng gỗ lớn hướng đi triển vọng

(GLO)- Nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình và chủ rừng trên địa bàn tỉnh GIa Lai đã huy động các nguồn lực để trồng rừng gỗ lớn. Đây là bước đột phá trong phát triển lâm nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gỗ rừng trồng trong những năm tới.

Giã từ “miền đất hứa”

Giã từ “miền đất hứa”

(GLO)- Đó là lời chia sẻ ngậm ngùi của những người từng bị dụ dỗ vượt biên, lưu lạc xứ người khi được trở về quê hương. Nhiều người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã vỡ mộng nơi “miền đất hứa”, quyết tâm làm lại cuộc đời.