Đến năm 2019 tiền lương tối thiểu đảm bảo mức sống tối thiểu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 17-10 tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, BHXH và ưu đãi người có công với cách mạng đã có buổi làm việc với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về tình hình lương và đời sống của cán bộ công nhân viên chức cũng như người lao động hiện nay nhằm nghiên cứu, xây dựng đề án cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và phúc lợi xã hội. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo ông Trần Văn Lý, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện nay thu nhập trung bình của người lao động, không kể ăn ca là 5,5 triệu đồng/tháng; còn lương để tính đóng BHXH năm 2017 là 4,48 triệu đồng/tháng.

Để tăng thu nhập người lao động phải làm thêm hoặc tăng ca nhưng mức thu nhập cũng chỉ thêm khoảng 1,3-1,5 triệu đồng/tháng, số tiền này chiếm 20%-30% thu nhập hàng tháng của người lao động. Nếu không có khoản làm thêm thì tiền lương rất thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn, không có tích luỹ.

Qua khảo sát cho thấy chỉ có 51,3% người lao động vừa đủ trang trải đời sống, 20,6% phải chi tiêu tằn tiện kham khổ, 12% cho biết thu nhập không thể đủ sống và chỉ có 16,1% có thể tích luỹ từ tiền thu nhập.

Do đó Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề nghị sớm ban hành Luật tiền lương tối thiểu, trước mắt là hoàn thiện các quy định về tiền lương tối thiểu nêu trong Bộ luật Lao động theo hướng tiền lương tối thiểu là mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất và phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động và gia đình họ.

Hội đồng Tiền lương cần công bố lộ trình đến năm 2019 tiền lương tối thiểu phải đảm bảo được mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Văn Phúc/sggp

Có thể bạn quan tâm

Áp lực nghề điều dưỡng

Áp lực nghề điều dưỡng

(GLO)- Với tinh thần tận tụy, đội ngũ điều dưỡng viên đã góp phần giúp bệnh nhân nhanh phục hồi sức khỏe. Thế nhưng, trước áp lực công việc và vấn nạn bạo hành y-bác sĩ, họ không khỏi lo lắng, tâm tư với nghề mình đã chọn.

Mặt trận các cấp phát huy vai trò giám sát chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mặt trận các cấp phát huy vai trò giám sát chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Để chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai triển khai đúng tiến độ, đúng đối tượng và mang lại hiệu quả thiết thực, MTTQ Việt Nam các cấp đã phát huy vai trò giám sát, kịp thời phát hiện, kiến nghị tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế kiểm tra tiến độ thi công đường liên huyện Mang Yang-Ia Pa

Gia Lai tháo gỡ vướng mắc, tăng tốc các dự án trọng điểm

(GLO)- Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm là yêu cầu cấp bách đang được lãnh đạo tỉnh Gia Lai chỉ đạo quyết liệt. Với quyết tâm cao, các sở, ngành và địa phương đang nỗ lực đưa các dự án về đích theo kế hoạch.

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

(GLO)- Ngày 8-5, Huyện ủy Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện nhằm học tập, quán triệt và tuyên truyền các văn bản quan trọng của Trung ương và Tỉnh ủy. Hội nghị diễn ra tại hội trường huyện, với sự tham dự đông đủ của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.