Đề xuất nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng mỗi tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất Chính phủ xem xét, quyết định lựa chọn phương án nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội hàng tháng từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng.
Cán bộ Cơ sở Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh Lạng Sơn hướng dẫn các đối tượng tập phục hồi chức năng tại Cơ sở. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Cán bộ Cơ sở Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh Lạng Sơn hướng dẫn các đối tượng tập phục hồi chức năng tại Cơ sở. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết đang hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Tờ trình dự thảo Nghị định nêu rõ 2 phương án nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội. Theo đó, phương án 1, nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng, mức này tương đương 33% chuẩn nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2021-2025.

Với phương án này thì số kinh phí thực hiện một năm sẽ khoảng 37.113 tỷ đồng, tăng hơn so với mức quy định hiện tại là 9.465 tỷ đồng.

Dự kiến nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, năm 2024 ngân sách nhà nước bố trí thêm khoảng 4.700 tỷ đồng so với năm 2023.

Phương án 2, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng từ 360.000 đồng lên 750.000 đồng, tương đương 50% chuẩn nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2021-2025.

Với mức chuẩn trợ giúp xã hội là 750.000 đồng (tăng 108,3% so với mức chuẩn cũ) thì tổng kinh phí thực hiện khoảng 54.000 tỷ đồng/năm, ngân sách nhà nước bố trí tăng thêm khoảng 26.300 tỷ đồng/năm.

Dự kiến nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, năm 2024 ngân sách Nhà nước bố trí thêm khoảng 13.100 tỷ đồng so với năm 2023.

Tờ trình nêu rõ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất Chính phủ xem xét, quyết định lựa chọn phương án 1 nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng.

Lý giải về việc lựa chọn phương án này, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho rằng sẽ bảo đảm thực hiện lộ trình tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội trong mối tương quan với các chính sách xã hội khác, sự công bằng giữa các nhóm đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không để bỏ sót đối tượng; không ai bị bỏ lại phía sau.

Bên cạnh đó, phương án 1 phù hợp với mức bố trí ngân sách bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời đáp ứng được mức sống tối thiểu cho đối tượng bảo trợ xã hội.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết hiện nay cả nước có 3.356.6602 người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và 361.590 người đang hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hàng tháng.

Cũng theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, nhìn chung đối tượng hưởng chính sách thường xuyên được mở rộng, tăng từ 2,6 triệu người (chiếm 1,63% dân số) từ năm 2014 lên 2,863 triệu người (chiếm 2,95% dân số) vào năm 2018 tăng lên 3,718 triệu đối tượng vào năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Cách làm hay của những nữ triệu phú dân tộc thiểu số ở Chư Păh

Cách làm hay của những nữ triệu phú dân tộc thiểu số ở Chư Păh

(GLO)- Nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số ở Chư Păh (tỉnh Gia Lai) cần cù, chịu khó, mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, biết tích lũy để thoát nghèo và vươn lên trong cuộc sống, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cho nhiều chị em khác trong làng để cùng áp dụng, giúp nâng cao thu nhập.

Ra quân xây dựng nông thôn mới tại xã Ia Púch

Ra quân xây dựng nông thôn mới tại xã Ia Púch

(GLO)- Hưởng ứng lễ phát động ra quân xây dựng nông thôn mới năm 2024, hơn 140 cán bộ, nhân dân xã Ia Púch (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) và cán bộ, chiến sĩ các đơn vị bộ đội đứng chân trên địa bàn đã thực hiện nhiều phần việc thiết thực, góp phần cải thiện cảnh quan của xã thêm sạch, đẹp.

Chị Lê Thị Thảo trao đồ dùng học tập cho học sinh Jrai có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Ảnh: K.H

Hành trình kết nối yêu thương

(GLO)- Bằng việc lập ra gian hàng 0 đồng và kêu gọi sự chung tay hỗ trợ của các nhà hảo tâm, chị Lê Thị Thảo (buôn Sô Ma Lơng A, xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã giúp đỡ những cảnh đời khó khăn, nhất là người già và các em nhỏ trên địa bàn xã.