Đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 18 triệu đồng/tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Góp ý về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), hàng loạt tỉnh, thành và các bộ, ngành cùng đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh, trong đó mức cao nhất được kiến nghị lên tới 18 triệu đồng/tháng.

Cụ thể, tỉnh Hà Tĩnh đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế có thu nhập từ tiền công, tiền lương lên 18 triệu đồng/tháng; với người phụ thuộc là 8 triệu đồng/tháng. Bộ Quốc phòng đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 17,3 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế, còn mức giảm trừ cho người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên 6,9 triệu đồng. Tỉnh Sơn La đề xuất tăng mức giảm trừ đối với người nộp thuế lên 16 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc là 5 triệu đồng/tháng. Tỉnh Ninh Thuận đề nghị mức giảm trừ cho người nộp thuế là 14 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc là 6 triệu đồng/tháng.

1.jpg
Các bộ, địa phương đồng loạt đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc (ảnh chụp người dân và doanh nghiệp quyết toán thuế tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh). Ảnh T.T.D. Nguồn TTO

Nhiều địa phương, bộ ngành kiến nghị bổ sung các khoản giảm trừ hỗ trợ chi phí giáo dục, y tế, nhà ở, bảo hiểm xã hội tự nguyện và các khoản đầu tư cho sự phát triển con người. Các khoản hỗ trợ các trường hợp đặc biệt như người lao động là cha, mẹ đơn thân, hoặc có người thân mắc bệnh hiểm nghèo cũng được đề xuất đưa vào giảm trừ.

Tỉnh Bắc Giang còn cho rằng việc áp dụng mức giảm trừ phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt thực tiễn từng vùng, miền trong cả nước thay vì cào bằng một mức như hiện nay. Cùng quan điểm, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị xây dựng mức giảm trừ phù hợp với chính sách tiền lương tối thiểu theo 4 vùng của Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm

Nhân rộng nhiều mô hình giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nhân rộng nhiều mô hình giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Tiếp tục cụ thể hóa Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, thời gian qua, Mặt trận và tổ chức thành viên các cấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình, cách làm phù hợp, hiệu quả.

Giải thoát hơn giải hạn

Giải thoát hơn giải hạn

Năng lượng tốt lành đầu năm đáng ra trở thành động năng cho mọi người vào một năm mới an lạc, thế nhưng nhiều người hằn sâu trong tâm trí sự ám ảnh cố hữu: nam sợ La Hầu, nữ sợ Kế Đô, Thái Bạch mất sạch cửa nhà...

Gia Lai: Bàn giao 14 cá thể động vật nguy cấp, quý hiếm cho Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Gia Lai: Bàn giao 14 cá thể động vật nguy cấp, quý hiếm cho Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Ngày 7-2, tại Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức bàn giao 14 cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm cho Trung tâm Cứu hộ-Bảo tồn và Phát triển sinh vật (Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh) chăm sóc để thả về tự nhiên.

Ông Huỳnh Đăng Quang (bìa phải) và ông Lê Duy Bình bên chiếc Mercedes Benz W124 (ảnh nhân vật cung cấp).

Thú chơi xe cũ

(GLO)- Đối với các thành viên Hội Xe cổ Gia Lai, chơi xe cũ, xe cổ điển là một thú chơi đầy sức hút khi được tham gia vào hành trình quay ngược thời gian để khám phá, trải nghiệm, hoài niệm về một thời kỳ, giai đoạn lịch sử gắn với sự ra đời của mỗi chiếc xe.

Đại diện Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đak Pơ và Ban Chỉ huy Quân sự thị trấn Đak Pơ gặp mặt, động viên thanh niên lên đường nhập ngũ. Ảnh: Trung Đông

Đak Pơ sẵn sàng cho ngày hội tòng quân

(GLO)- Hơn 1 tuần nữa, 79 thanh niên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) sẽ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2025. Với sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, đến thời điểm này, huyện đã sẵn sàng cho ngày hội tòng quân.

Sau Tết Nguyên đán, nhiều người dân tiếp tục rời quê để trở lại cuộc sống và công việc thường ngày. Ảnh: Đ.L

Trở lại nơi đất khách

(GLO)- Sau thời gian nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, các bến xe, sân bay tấp nập người chờ đợi chuyến hành trình trở lại nơi đất khách để mưu sinh, học tập. Trong lòng mỗi người vừa lưu luyến, nghẹn ngào khi phải xa gia đình nhưng cũng chứa những ước mơ, hoài bão về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

“Kiến trúc sư” buôn làng

“Kiến trúc sư” buôn làng

(GLO)- Nhà sàn là kiến trúc đặc trưng của người Jrai. Để xây dựng một ngôi nhà sàn truyền thống thì không thể không nhắc đến những “kiến trúc sư” của buôn làng.

“Sống để kể lại” (*)

“Sống để kể lại” (*)

(GLO)- Giữa câu chuyện dài về chiến tranh, 2 cựu chiến binh Hà Xuân Nhắc và Nguyễn Minh Tân vẫn chưa thôi kinh ngạc mình có thể sống, có thể vượt qua bom đạn dày đặc như đan lưới. Tôi thì lại nghĩ, số phận đã định cho họ một sứ mệnh: Sống để kể lại một phần đời không thể tách rời với ký ức dân tộc.