Đầu xuân đi chợ cầu may

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khác hẳn không khí vắng vẻ của ngày mùng 1, sáng mùng 2 Tết, các tuyến đường ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã nhộn nhịp trở lại. Đặc biệt, tại các chợ, Trung tâm Thương mại Pleiku, người mua, người bán khá tấp nập. Với nhiều người, đi chợ đầu năm không đơn thuần là bán mua những hàng hóa thường ngày mà còn để cầu may trong năm mới. 
Theo ghi nhận của phóng viên, ngay từ sáng sớm, hầu hết các chợ trên địa bàn TP. Pleiku đã họp trở lại với nhiều mặt hàng được bày bán. Ngoài việc lựa chọn mua hoa, rau củ, thức ăn tươi sống thì nhiều người đi chợ còn chọn mua muối, trầu cau, hoa tươi. Với nhiều người, đi chợ đầu năm không chỉ mua hàng mà còn là mua lộc cầu may cho năm mới. 
Mua hoa tươi để cầu mong cho một năm mới với nhiều niềm vui mới. Ảnh. Đinh Yến
Nhiều người đi chợ mua hoa tươi để cầu mong một năm mới nhiều may mắn. Ảnh: Đinh Yến
Chị Mai Thị Loan (làng O Ngó, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) chia sẻ: “Năm nào cũng thế, sáng mùng 2 Tết, tôi thường đi chợ Trà Bá mua hàng lấy may. Đầu tiên là tôi chọn mua trầu cau và muối. Những lá trầu, quả cau được xem như món lộc đầu năm để cầu may mắn cho bản thân và gia đình trong năm mới. Hơn nữa, cảm giác đi buổi chợ đầu tiên trong năm mới rất thoải mái. Người bán cũng bán giá rất phải chăng, còn người mua hầu như không để ý đến giá cả”.
Còn bà Nguyễn Thị Quý (tổ 3, phường Ia Kring, TP. Pleiku) cho hay: “Nhà gần Trung tâm Thương mại Pleiku nên mùng 2 Tết năm nào tôi cũng đi chợ để mua đủ 3 món: muối, trầu cau và đu đủ. Muối là để cầu mong mang lại sự đậm đà cho các mối quan hệ gia đình, sự hòa thuận giữa vợ chồng, con cái. Còn trầu cau, đu đủ thì cúng ông bà tổ tiên với ước nguyện đủ đầy trong năm mới”. 
Cảnh nhộn nhịp phiên chợ đầu năm trước cổng Trung tâm Thương mại Pleiku ngày mùng 2 Tết. Ảnh. Đinh Yến
Phiên chợ đầu năm trước cổng Trung tâm Thương mại Pleiku khá nhộn nhịp. Ảnh: Đinh Yến
Hòa vào không khí phấn khởi đầu năm, bà Nguyễn Thị Tuyết-tiểu thương chợ đêm Pleiku-bày tỏ: “8 giờ sáng mùng 2 Tết năm nào cũng thế, sau khi cúng lấy lộc đầu năm là tôi bày hàng hóa bán lấy hên. Tôi bán đến mùng 6 là nghỉ, mùng 10 mới bán lại. Ngày thường thì tôi bán hàng rau củ quả, riêng ngày Tết bán hoa, trầu cau, muối, đu đủ và thêm ít rau xanh. Mùng 2 Tết là mình bán lộc nên không nói thách, người mua cũng không trả giá. Phiên chợ ngày mùng 2 Tết có ý nghĩa như thế”.
Điều dễ nhận thấy, hầu hết hàng hóa tại phiên chợ mùng 2 Tết chủ yếu của người dân trong vùng làm ra. Chị Kpuih Nhao (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) cho hay: Biết mùng 2 Tết, người dân đi chợ cầu may nên bà con trong xã mang rau xanh, cá, tôm, cua ra chợ bán. “Mình bán những buổi chợ đầu năm như thế này rất lâu rồi. Các mặt hàng mình bán đều do gia đình tự trồng như cải cúc, cải xanh, xà lách, rau mùi, súp lơ..."-chị Nhao nói. 
Thực phẩm tươi sống như cá, tôm cũng được người mua ưa chuộng phiên chợ đầu năm. Ảnh. Đinh Yến
Thực phẩm tươi sống như cá, tôm cũng được người mua ưa chuộng trong phiên chợ đầu năm. Ảnh: Đinh Yến
Người dân hiện nay không còn mua thực phẩm dự trữ ăn Tết như trước. Vì thế, phiên chợ đầu năm vào mùng 2 Tết, ngoài ý nghĩa cầu may thì nhiều người còn mua thực phẩm về dùng. Giá cả thực phẩm ngày mùng 2 Tết năm nay không tăng, thậm chí còn giảm so với những ngày trước Tết. Cụ thể, cá trắm cỏ đồng 80.000 đồng/kg, tôm đất 150.0000 đồng/kg, thịt heo mông 130.000 đồng/kg, thịt ba chỉ 160.000 đồng/kg, thịt bò 320.000 đồng/kg; rau cải, rau dền vẫn giữ nguyên như ngày thường 5.000 đồng/bó, súp lơ 15.000 đồng/kg,... 
Ông Nguyễn Văn Tân (đường Phạm Văn Đồng, TP. Pleiku) chia sẻ: “Tết bây giờ không cần phải mua dự trữ thực phẩm nhiều như trước, vừa tốn kém, vừa kém chất lượng. Trong năm chỉ kiêng ngày mùng 1 Tết không đi chợ, còn ngày nào giờ cũng có chợ. Biết rằng phiên chợ ngày mùng 2 Tết hàng hóa chưa nhiều như ngày thường nhưng ác mặt hàng thực phẩm tươi sống thì rất phong phú”.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.