KỶ NIỆM 135 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19.5.1890 - 19.5.2025):

Dấu ấn nhân dân Bình Ðịnh với Bác Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bình Định vinh dự là vùng đất Bác Hồ từng dừng chân trong giai đoạn chuẩn bị ra đi tìm đường cứu nước. Ngày ấy, cha của Bác là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đang nhậm chức Tri huyện Bình Khê.

Để tưởng nhớ, khắc ghi công ơn Người, tại Bảo tàng tỉnh có một phòng trưng bày chủ đề “Bác Hồ với nhân dân Bình Định, nhân dân Bình Định với Bác Hồ” tạo cảm xúc cho công chúng tham quan khi ngắm nhìn những hiện vật, tư liệu, hình ảnh đang lưu giữ tại đây.

Khắc ghi ơn Người

Ngày 6.4.1990, UBND tỉnh có Chỉ thị khẩn trương xây dựng phòng lưu niệm Bác Hồ với Bình Định và Bình Định với Bác Hồ. Hơn một tháng sau, Bảo tàng tổng hợp tỉnh Bình Định (nay là Bảo tàng tỉnh) đã hoàn thành phòng trưng bày chủ đề “Bác Hồ với nhân dân Bình Định, nhân dân Bình Định với Bác Hồ”, mở cửa phục vụ khách tham quan đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.1990).

Ông Bùi Tĩnh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, cho biết: “Ngày ấy, khi làm phòng trưng bày về Bác Hồ, chúng tôi nhờ sự ủng hộ, giúp đỡ rất nhiệt tình của nhân dân trong tỉnh hiến tặng hiện vật gốc; các Bảo tàng tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Bảo tàng Hồ Chí Minh hỗ trợ phục chế nhiều tư liệu, hiện vật để trưng bày”.

binhdinh.jpg
Học sinh tham quan Phòng trưng bày chủ đề “Bác Hồ với nhân dân Bình Định, nhân dân Bình Định với Bác Hồ”. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Đây là gian phòng đẹp và trang trọng trong không gian trưng bày tại Bảo tàng tỉnh, với diện tích hơn 100 m2, nội dung trưng bày gồm 2 phần chính: Thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bác Hồ với nhân dân Bình Định và tình cảm của nhân dân Bình Định đối với Bác Hồ. Phòng trưng bày hiện có 148 hiện vật, tư liệu, hình ảnh phục vụ công chúng tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu.

Những hiện vật về hình ảnh gia đình Bác Hồ; mô hình ngôi nhà tranh của quê nội Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An); mô hình ngôi nhà tranh quê ngoại của Bác ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An); mô hình nhà sàn Bác Hồ trong khuôn viên Phủ Chủ tịch; bộ quần áo kaki, đôi dép cao su, chiếc mũ cát hình bầu dục, chiếc gậy; hình ảnh Bác Hồ trong quá trình hoạt động tìm đường cứu nước, lãnh đạo quân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để giành độc lập, tự do cho dân tộc; hình ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập; di chúc của Bác để lại…, mang đến cho người xem niềm xúc động và kính phục, sự gần gũi, thân thương của vị cha già kính yêu của dân tộc “một đời thanh bạch, chẳng vàng son”, Người đã hiến dâng cuộc đời vì độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.

Sâu nặng ân tình

Phòng trưng bày có nhiều hiện vật “biết nói”, thể hiện vô vàn tình thương của Bác Hồ đối với nhân dân Bình Định và nhân dân Bình Định đối với Người.

Có thể kể đến bức ảnh Bác Hồ với thiếu nhi Tam Quan được chụp vào tháng 2.1958, trong buổi gặp mặt giữa Bác Hồ và thiếu nhi học sinh miền Nam. Khi ấy, đoàn thiếu nhi Tam Quan - Bình Định tặng Bác Hồ một bức thư thêu trên vải, phía góc trái có thêu hình con chim bồ câu trắng đang bay lên, ở giữa thêu dòng chữ lớn “Nam Bắc một nhà”; phía dưới thêu dòng chữ nhỏ “Đoàn thiếu nhi Tam Quan Liên khu 5”.

Trong thời gian làm việc phục vụ bên cạnh Bác Hồ, đồng chí Huỳnh Đăng Thơ (quê ở xã Nhơn Mỹ, TX An Nhơn), một trong những chiến sĩ cộng sản tiền bối của tỉnh Bình Định, được Người tặng một chiếc áo khoác vào năm 1958. Đây là chiến lợi phẩm thu được của Pháp trong chiến dịch Đông Khê năm 1950, trên lưng áo có dòng chữ “Tặng đồng chí Huỳnh Đăng Thơ”. Chiếc áo được đồng chí Huỳnh Đăng Thơ xem như một kỷ vật quý giá nhất của đời mình, sau ngày thống nhất đất nước mang về quê hương cất giữ rất cẩn thận. Khi ông qua đời, người nhà của ông đã tặng hiện vật này cho Bảo tàng tỉnh.

Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, bà Võ Thị Đời (ở phường Ngô Mây, TP Quy Nhơn) đã âm thầm lập 2 bài vị để thờ Bác Hồ khi nghe tin Bác mất vào năm 1969. Để tránh bị địch phát hiện, bà Đời ghi trên 2 bài vị chữ Hán, với nội dung ở giữa: Cửu thiên huyền nữ - La Sơn thánh mẫu và Phật mẫu đại chuẩn đề; các dòng chữ nhỏ ghi: Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh, ngày ngày hương khói thờ phụng Bác Hồ.

Còn rất nhiều hiện vật khác thể hiện tình cảm nhân dân Bình Định đối với Bác Hồ, đó là chiếc áo thổ cẩm Bana mà Bác Hồ tặng cho Đoàn Văn công Liên khu 5 trong buổi diễn dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh năm 1959; bức tranh họa sĩ Vương Trình (quê ở Hoài Nhơn) vẽ năm 1960 thể hiện cảnh Bác Hồ gặp gỡ nhân dân, sau đó Bác Hồ xem và yêu cầu họa sĩ chép thêm một bức để làm quà tặng; chiếc băng tang của Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định để tang Bác năm 1969; ảnh chụp Đoàn cán bộ tỉnh Bình Định làm lễ truy điệu Bác tại Văn phòng Bộ ngoại giao CHDC Đức vào năm 1969…

2bd.jpg
Anh Trần Ngọc Cúc, thuyết minh viên Bảo tàng tỉnh, giới thiệu về hiện vật chiếc áo khoác Bác Hồ tặng cho đồng chí Huỳnh Đăng Thơ vào năm 1958. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Anh Trần Ngọc Cúc, thuyết minh viên Bảo tàng tỉnh, chia sẻ: “Khi thuyết minh chủ đề về Bác Hồ, tôi cũng được truyền thêm cảm xúc khi giới thiệu từng hiện vật trưng bày tại đây. Khách đến tham quan có nhiều lứa tuổi khác nhau, tôi cố gắng thuyết minh linh hoạt, phù hợp để truyền tải đến khách tham quan hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, đặc biệt là tình cảm của nhân dân Bình Định đối với Bác Hồ và mảnh đất Bình Định từng lưu dấu chân Người”.

Dù đã nhiều lần đến Bảo tàng tỉnh Bình Định tham quan phòng trưng bày về Bác Hồ nhưng em Phạm Võ Huyền Trân, học sinh lớp 12A10 Trường THPT Xuân Diệu (huyện Tuy Phước) vẫn vẹn nguyên niềm xúc động: “Đến bảo tàng giúp em hiểu rõ và thêm tự hào về lịch sử của quê hương, với những đóng góp to lớn của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt hiểu hơn về tình cảm của Bác Hồ dành cho nhân dân Bình Định. Từ đó, tiếp thêm động lực để em ra sức học tập, phấn đấu sau này trở thành người có ích cho gia đình, xã hội”.

Theo ÐOÀN NGỌC NHUẬN (baobinhdinh.vn)

Có thể bạn quan tâm

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

(GLO)- Sau 18 năm xây dựng và phát triển, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cũng như phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc để vươn mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện, ghi dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực.

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

(GLO)- Ngày 27-4, chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025 đã được tổ chức, qua đó nêu cao vai trò “người bạn đồng hành” tin cậy, chỗ dựa vững chắc của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.

Đăk Djrăng: Điểm sáng trong công tác Hội và phong trào nông dân

Điểm sáng trong công tác Hội và phong trào nông dân

(GLO)- Góp phần thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Hội Nông dân xã Đăk Djrăng (huyện Mang Yang) đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức để nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần xây dựng địa phương phát triển.