Đak Pơ: 66 cơ quan, đơn vị giúp đỡ 20 làng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 3-4, Ban Thường vụ Huyện ủy Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết công tác phụ trách, giúp đỡ các làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Năm 2020, Ban Thường vụ Huyện ủy đã phân công 66 cơ quan, đơn vị, trường học phụ trách, giúp đỡ 20 làng đồng bào DTTS trên địa bàn (trung bình 3 cơ quan phụ trách, giúp đỡ một làng). Các cơ quan được phân công phụ trách làng đã phối hợp với Đảng ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể ở làng, xã tích cực vận động người dân khắc phục khó khăn đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; triển khai các dự án hỗ trợ đồng bào DTTS thực hiện mô hình kinh tế hộ gia đình, ổn định đời sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.

17 tập thể làm tốt công tác theo dõi giúp đỡ làng đồng bào DTTS được khen thưởng. Ảnh: Nguyễn Hiền

17 tập thể làm tốt công tác theo dõi giúp đỡ làng đồng bào DTTS được khen thưởng. Ảnh: Nguyễn Hiền

Trong năm 2023, các cơ quan đã tiến hành thăm hỏi, tặng quà nhân các dịp lễ, Tết cho các làng với tổng số tiền hơn 226 triệu đồng; tặng 11 con bò giống cho 11 hộ nghèo (tổng trị giá 105 triệu đồng); 4 con dê (tổng trị giá 10 triệu đồng), 75 cây nhãn giống, 12 thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ kinh phí giúp 4 hộ nghèo xây dựng nhà vệ sinh. Qua đó, đã giúp 7 hộ thoát nghèo...

Với sự theo dõi, hỗ trợ giúp đỡ từ các cơ quan, nhận thức của người dân ở các làng từng bước được nâng lên, các hủ tục dần được xóa bỏ; tư tưởng trông chờ, ỷ lại đã giảm; tích cực lao động sản xuất nâng cao đời sống vật chất, nêu cao tinh thần cảnh giác, không nghe, tin theo những lời xúi giục của kẻ xấu gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở cũng như thực lực chính trị ở các làng đồng bào DTTS ngày càng vững mạnh hơn.

Tuy nhiên, qua thực tế triển khai công tác theo dõi, giúp đỡ các làng DTTS, một số cơ quan chưa chủ động trong việc tiết kiệm kinh phí thực hiện hỗ trợ tối thiểu một hộ thoát nghèo trong năm; chưa cử người thường xuyên đi cơ sở, bám làng được phân công phụ trách.

Để công tác theo dõi, giúp đỡ làng được triển khai hiệu quả hơn trong năm 2024, huyện Đak Pơ xác định: mỗi cơ quan trong huyện phải tăng cường bám nắm cơ sở, bám làng, sâu sát Nhân dân; tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chính sách đối với đồng bào DTTS; đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong vùng đồng bào DTTS để vươn lên thoát nghèo bền vững”; củng cố niềm tin của đồng bào DTTS đối với Đảng, chính quyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của họ trong việc xây dựng cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội.

Dịp này, có 17 tập thể làm tốt công tác theo dõi giúp đỡ làng đồng bào DTTS trong năm 2023 đã được Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ tặng giấy khen.

Có thể bạn quan tâm

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.