Đak Đoa tăng cường quản lý nhà nước về đất đai và trật tự xây dựng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp nên công tác quản lý Nhà nước về đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đak Đoa thời gian qua đã từng bước đi vào nền nếp. Qua đó, góp phần quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

Theo Quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của UBND tỉnh, huyện huyện Đak Đoa, tổng diện tích đất nông nghiệp hơn 88.116 ha.jpg
Theo quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của UBND tỉnh, huyện huyện Đak Đoa, tổng diện tích đất nông nghiệp hơn 88.116 ha. Ảnh: Lê Nam

Theo Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 22-5-2024 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện huyện Đak Đoa, tổng diện tích đất nông nghiệp hơn 88.116 ha, đất phi nông nghiệp hơn 7.270 ha, đất chưa sử dụng hơn 3.143 ha. Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, UBND các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, không để tình trạng tự ý xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp.

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, ông Mai Tấn Lợi-Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện-cho biết: Phòng đã có một số văn bản hướng dẫn, đề nghị UBND các xã, thị trấn triển khai tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành đúng các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai; sử dụng đất đúng mục đích; không tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật. Đồng thời, công khai đất quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm,kể cả cán bộ, tập thể, cá nhân để xảy ra có sai phạm trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho công dân.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện có 108 căn nhà được cấp phép xây dựng mới và 269 nhà ở khu vực nông thôn được miễm giấy phép xây dựng.jpg
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện có 108 căn nhà được cấp phép xây dựng mới và 269 nhà ở khu vực nông thôn được miễm giấy phép xây dựng. Ảnh: Lê Nam

Glar là xã vùng I, nằm cách trung tâm huyện 5,7 km về phía Nam với diện tích đất tự nhiên 4.059 ha (đất nông nghiệp hơn 3.645 ha, đất phi nông nghiệp gần 394 ha, đất chưa sử dụng 20 ha). Xã có 9 thôn, làng với gần 2.428 hộ dân, 9.867 nhân khẩu, người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 97% dân số toàn xã. Ông Bùi Quang Thoại-Phó Chủ tịch UBND xã Glar cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, UBND xã thường xuyên quán triệt công tác quản lý nhà nước về đất đai và trật tự xây dựng cho cán bộ chuyên môn, ban nhân dân thôn các thôn, làng để tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về đất đai, không tự ý xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp. Tổ chức công bố, công khai các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt để các tổ chức, cá nhân và Nhân dân trên địa bàn biết, thực hiện. Đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi sử dụng đất không đúng mục đích. “Nhà ở của người dân trên địa bàn chủ yếu là nhà cấp IV, một số ít là nhà sàn ván gỗ. Riêng đối với lĩnh vực trật tự xây dựng vẫn còn xảy ra một số trường hợp xây nhà chưa báo cáo với chính quyền địa phương, chưa có giấy phép xây dựng, UBND xã đã cử cán bộ chuyên môn xuống kiểm tra, nhắc nhở, đình chỉ thi công và hướng dẫn người dân hoàn thiện các thủ tục xây dựng theo quy định”-ông Thoại thông tin thêm.

Người dân trên địa bàn xã Glar xây nhà ở.jpg
Người dân trên địa bàn xã Glar đang xây nhà ở. Ảnh: Lê Nam

Tương tự, ông Nguyễn Trọng Thành-Chủ tịch UBND thị trấn Đak Đoa-cho hay: Tuy việc cấp phép xây dựng thuộc thẩm quyền của cấp huyện đối với những công trình nhà ở tư nhân nhưng UBND thị trấn thường xuyên kiểm tra về trật tự xây dựng trên địa bàn. Khi có hộ dân nào đổ vật liệu chuẩn bị xây dựng, UBND thị trấn sẽ cử cán bộ chuyên môn xuống kiểm tra xem có đầy đủ các thủ tục về xây dựng hay không. Nếu trường hợp người dân không đủ điều kiện, thủ tục xây dựng sẽ tiến hành đình chỉ xây dựng và hướng dẫn họ hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục rồi mới tiếp tục xây dựng.

Còn theo ông Trần Hưng Nghiệp-Trưởng phòng kinh tế-Hạ tầng huyện: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện có 108 căn nhà được cấp phép xây dựng mới với tổng diện tích xây dựng 12.980 m2, tổng diện tích sàn xây dựng 16.200 m2; 269 nhà ở khu vực nông thôn được miễn giấy phép xây dựng với tổng diện tích xây dựng 20.728 m2, tổng diện tích sàn xây dựng 21.764 m2. Diện tích nhà ở bình quân đầu người trên địa bàn huyện 18,4 m2, trong đó khu vực đô thị 29,2 m2/người, khu vực nông thôn 16,3 m2/người. Phòng Kinh tế-Hạ tầng đã thường xuyên kiểm tra quản lý trật tự xây dựng, thẩm định hồ sơ xây dựng, cấp phép xây dựng, hậu kiểm xây dựng. Từ đầu năm đến nay, qua quá trình kiểm tra xác suất địa phương chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm về trật tự xây dựng.

“Thời gian tới, Phòng tiếp tục đề nghị UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra các nhà ở tư nhân đã được UBND huyện cấp phép, những công trình miễn giấy phép, đặc biệt kiểm tra nhiều hơn đối với những trường hợp có diện tích xin cấp phép 40-60 m2, tránh tình trạng xin phép xây dựng đối phó, xây dựng vượt diện tích cấp phép hoặc xây dựng trên đất chưa chuyển mục đích sử dụng đất. Xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những vị trí miễn giấy phép theo quy định, nhưng đất chưa chuyển mục đích sử dụng đất, chưa đăng ký biến động, xây dựng không thông báo cho chính quyền địa phương…”-ông Nghiệp thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.