TP. Pleiku phổ biến Luật Đất đai năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Ngày 15-8, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật TP. Pleiku đã tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 và Luật Căn cước năm 2023.

Tham dự Hội nghị có các thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố và trên 120 đại biểu là cán bộ công tác trong lĩnh vực tài nguyên-đất đai các cấp và công chức tư pháp, công chức địa chính, công an các xã, phường trên địa bàn.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được đồng chí Hồ Thanh Sơn-Phó Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường truyền đạt các nội dung cơ bản của Luật Đất đai năm 2024 như: Mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân; bãi bỏ khung giá đất; bảng giá đất được xây dựng hàng năm; 5 phương pháp định giá đất; thay đổi tên gọi chính xác của sổ đỏ, sổ hồng; điểm mới về giá đất khi tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; bổ sung thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Trọng tài thương mại; sửa đổi nguyên tắc sử dụng đất; sửa đổi quy định về phân loại đất; bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất đai…

Các đại biểu dự Hội nghị phổ biến Luật Đất đai 2024 và Luật Căn cước 2023. Ảnh: Nhật Hào

Các đại biểu dự Hội nghị phổ biến Luật Đất đai 2024 và Luật Căn cước 2023. Ảnh: Nhật Hào

Đồng thời, đồng chí Nguyễn Văn Tú-Đội trưởng Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an thành phố phổ biến nội dung của Luật Căn cước năm 2023 với 10 điểm mới cơ bản gồm: Cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi từ ngày 1-7-2024; từ ngày 1-7-2024, công dân sẽ có căn cước điện tử; bỏ quê quán, vân tay, đặc điểm nhân dạng trên thẻ căn cước; bổ sung quy định về việc tích hợp thông tin trong thẻ căn cước; bổ sung giấy chứng nhận căn cước cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; thủ tục cấp thẻ căn cước phải lấy sinh trắc học mống mắt đối với các trường hợp công dân trên 6 tuổi; khai tử chứng minh nhân dân từ ngày 1-1-2025…

Hội nghị được tổ chức nhằm góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống trong thi hành pháp luật về đất đai, căn cước cho cán bộ, công chức; đồng thời, từng bước đưa Luật Đất đai năm 2024, Luật Căn cước năm 2023 vào cuộc sống, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.