Đã có hướng dẫn cách tính lương, phụ cấp theo lương cơ sở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Nội vụ vừa có hướng dẫn tính lương thực hiện theo lương cơ sở mới từ 1.7. Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 07/2024/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội.

Công chức bộ phận một cửa UBND Q.5 (TP.HCM) giải quyết hồ sơ của người dân, doanh nghiệp. Ảnh: Nhật Thịnh

Công chức bộ phận một cửa UBND Q.5 (TP.HCM) giải quyết hồ sơ của người dân, doanh nghiệp. Ảnh: Nhật Thịnh

9 đối tượng được tăng lương, phụ cấp

Theo Bộ Nội vụ, ngày 30.6, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Từ ngày 1.7, lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%).

Với mức tăng này, thông tư của Bộ Nội vụ hướng dẫn tính lương, phụ cấp theo lương cơ sở mới áp dụng đối với 9 đối tượng, có hiệu lực từ 5.7, bao gồm:

Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở T.Ư; ở tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc T.Ư; ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Tăng lương cơ sở từ 1.7, thu nhập của người làm nhà nước thay đổi thế nào?

Viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Cán bộ, công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền cử đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn được hưởng lương theo bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Người hưởng lương làm việc trong chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao tại các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Đại biểu HĐND các cấp hưởng hoạt động phí theo quy định của pháp luật hiện hành.

Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Các đối tượng sau đây được áp dụng thông tư này để tính toán xác định mức đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) và giải quyết các chế độ liên quan đến tiền lương theo quy định của pháp luật:

Cán bộ, công chức, viên chức đi học, thực tập, công tác, điều trị, điều dưỡng (trong nước và ngoài nước) thuộc danh sách trả lương của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.

Người đang trong thời gian tập sự hoặc thử việc (kể cả tập sự công chức cấp xã) trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.

Cán bộ, công chức, viên chức đang bị tạm đình chỉ công tác, đang bị tạm giữ, tạm giam.

Phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể giữ nguyên theo quy định hiện hành

Đối với 9 đối tượng nêu trên, căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

Công thức tính cụ thể như sau:

Công thức tính mức lương:

Mức lương thực hiện từ ngày 1.7 = mức lương cơ sở (2,34 đồng/tháng) x hệ số lương hiện hưởng

Công thức tính mức phụ cấp:

Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:

Mức phụ cấp (thực hiện từ ngày 1.7) = mức lương cơ sở (2,34 đồng/tháng) x hệ số phụ cấp hiện hưởng.

Đối với các khoản phụ cấp tính theo phần trăm mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):

Mức phụ cấp (thực hiện từ 1.7) = mức lương (thực hiện từ 1.7) + mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo (thực hiện từ ngày 1.7 - nếu có) + mức phụ cấp thâm niên vượt khung (thực hiện từ 1.7 - nếu có) x tỷ lệ phần trăm phụ cấp được hưởng theo quy định.

Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có):

Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (thực hiện từ 1.7) = mức lương cơ sở (2,34 đồng/tháng) x hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có).

Đối với đại biểu HĐND các cấp hưởng hoạt động phí theo quy định của pháp luật hiện hành, căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu HĐND các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành để tính mức hoạt động phí theo công thức sau:

Mức hoạt động phí = mức lương cơ sở (2,34 đồng/tháng) x hệ số hoạt động phí theo quy định.

Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 34 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng.

Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 34 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.

Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an.

Người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo cách tính như trên.

Có thể bạn quan tâm

Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy thăm, chúc Tết các gia đình người có công tiêu biểu

Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy thăm, chúc Tết các gia đình người có công tiêu biểu

(GLO)- Ngày 15-1, đoàn công tác của tỉnh do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Võ Thanh Hùng làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết và tặng quà các gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, người có công tiêu biểu tại các huyện: Krông Pa, Chư Sê, Chư Pưh và thị xã Ayun Pa.

Khởi sắc Ia Mơ Nông

Khởi sắc Ia Mơ Nông

(GLO)- Tuy xuất phát điểm thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, diện mạo xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đang từng ngày khởi sắc.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.