Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết xin xử vắng mặt do 'nguy cơ tử vong rất cao'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại phiên xử phúc thẩm, ông Trịnh Văn Quyết xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe, nguy cơ tử vong rất cao.

Ngày 17/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) và các bị cáo liên quan, trong vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Có 25 bị cáo kháng cáo được đưa ra xét xử và tòa triệu tập toàn bộ 50 bị cáo trong vụ án tới phiên tòa. Ngoài các bị cáo kháng cáo còn có 134 bị hại và 396 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo.

Phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 17 đến 21/6.

1vanquyet.jpg
Một em gái của ông Trịnh Văn Quyết bị dẫn giải tới toà.

Tại phiên tòa phúc thẩm lần này, do sức khỏe vẫn còn yếu nên cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết có đơn xin được xét xử vắng mặt.

Chủ tọa công bố công văn của Bệnh viện 198 trả lời trại tạm giam, cho biết ông Quyết đang trong tình trạng mệt nhiều, khó thở, mắc nhiều bệnh và "nguy cơ tử vong rất cao".

Cũng theo thông báo của bệnh viện, ông Quyết bị suy giảm nhiều chức năng đang phải duy trì dùng kháng sinh, thuốc kháng lao cần theo dõi lâu dài tại bệnh viện.

Luật sư của ông Trịnh Văn Quyết cho biết bệnh viện đã có tiên lượng tình trạng sức khỏe của cựu chủ tịch FLC "nguy cơ tử vong rất cao" so với công bố lần trước là "nguy cơ tử vong cao" nên đề nghị tòa xét xử vắng mặt.

Trước diễn biến trên, đại diện viện kiểm sát cho biết đây là lần thứ 3 mở phiên tòa phúc thẩm, hai lần trước hoãn cùng vì lý do sức khỏe của ông Quyết nên đề nghị tòa tiếp tục xét xử.

2ongquyet.jpg
Bị cáo Lê Hải Trà, cựu Phó tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Trước khi diễn ra phiên phúc thẩm hôm nay, bị cáo Trịnh Văn Quyết đã được vợ nộp khắc phục thêm hơn 1.400 tỷ đồng về Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội. Tính thêm cả phần khắc phục trước đó, 3 anh em bị cáo Trịnh Văn Quyết đã khắc phục hết phần trách nhiệm dân sự theo bản án sơ thẩm.

Trước đó, vào tháng 8/2024, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án và tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết 21 năm tù về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán.

Cùng bị kết án về 2 tội danh này, hai em gái bị cáo Trịnh Văn Quyết là Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga lần lượt bị tuyên phạt 14 năm tù và 8 năm tù.

Về trách nhiệm dân sự, tòa sơ thẩm buộc bị cáo Trịnh Văn Quyết và em gái Trịnh Thị Minh Huế phải liên đới bồi thường 1.785 tỷ đồng đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chia theo tỷ lệ trách nhiệm, bị cáo Quyết phải nộp 1.369 tỷ đồng, bị cáo Huế nộp 152 tỷ đồng.

Ở tội thao túng thị trường chứng khoán, tòa sơ thẩm buộc 3 anh em bị cáo Quyết phải truy nộp 683 tỷ đồng. Trong đó, bị cáo Quyết nộp 500 tỷ đồng, bị cáo Huế 100 tỷ đồng và bị cáo Nga 83 tỷ đồng.

3onguqyet.jpg
Bị cáo Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Trịnh Văn Quyết có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ mức án phạt tù và xem xét giảm trách nhiệm bồi thường dân sự. Hai em gái bị cáo Quyết cũng kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; 22 bị cáo khác xin giảm nhẹ hình phạt, xin hưởng án treo hoặc xin gỡ bỏ phong tỏa về tài sản…

Trước phiên tòa phúc thẩm, tháng 12/2024, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã xét xử nhưng sau đó HĐXX ra quyết định hoãn phiên tòa do bị cáo Trịnh Văn Quyết đang điều trị nhiều bệnh, không thể có mặt tại phiên tòa. Nhiều luật sư và bị hại cũng xin hoãn tòa.

Đến ngày 25/3, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên tòa và tiếp tục quyết định hoãn tòa do sức khỏe của bị cáo Trịnh Văn Quyết không đảm bảo, “có nguy cơ tử vong”. Ngoài lý do về sức khỏe, gia đình bị cáo này có đơn gửi tòa xin hoãn xét xử phúc thẩm để có điều kiện khắc phục hoàn toàn hậu quả vụ án.

Theo Minh Tuệ (VTC News)

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp bàn phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm 2025

Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp bàn phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm 2025

(GLO)- Ngày 4-7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh, xây dựng hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm và bàn phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

(GLO)- Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương.

Ngày đầu vận hành chính quyền mới diễn ra nghiêm túc, hiệu quả, vì dân phục vụ

Ngày đầu vận hành chính quyền mới diễn ra nghiêm túc, hiệu quả, vì dân phục vụ

(GLO)- Ngày 1-7, cùng với cả nước, chính quyền địa phương hai cấp tại Gia Lai chính thức vận hành. Ghi nhận của phóng viên tại một số xã, phường cho thấy không khí làm việc nghiêm túc, khẩn trương; thủ tục hành chính được giải quyết nhanh gọn, minh bạch, tạo ấn tượng tích cực với người dân.

Sớm ổn định cuộc sống cho gia đình người bị nạn trong vụ cháy tại Hưng Yên

Sớm ổn định cuộc sống cho gia đình người bị nạn trong vụ cháy tại Hưng Yên

Tại Công điện số 100/CĐ-TTg ngày 29.6 về vụ cháy tại thôn Ao, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức thăm hỏi chu đáo, kịp thời động viên, hỗ trợ vật chất, tinh thần, tạo điều kiện giúp sớm ổn định cuộc sống cho gia đình người bị nạn.
null