Công an huyện Đak Đoa phát huy hiệu quả mạng xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Công an huyện Đak Đoa đã lập 111 nhóm Zalo tương ứng với 111 thôn, làng nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân và quản lý an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Tháng 3-2020, Công an huyện Đak Đoa thành lập nhóm Zalo xuyên suốt từ huyện đến Công an các xã, thị trấn và toàn bộ 111 thôn, làng trên địa bàn. Sau hơn 1 năm triển khai kênh thông tin Zalo Official Account (ZOA) đã có trên 3.000 thành viên tham gia, mang lại hiệu quả rõ nét, gợi mở cách thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật hữu ích. Đại úy Đàm Mai Minh Tuấn-Phó Đội trưởng Đội Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc (Công an huyện Đak Đoa) thông tin: Việc cấp thẻ căn cước công dân được thông báo trên các nhóm Zalo thôn, làng. Người dân lên lấy số thứ tự, cán bộ trực tiếp cấp căn cước nhắn tin thời gian cấp theo mã số trên các nhóm, giúp bà con tiết kiệm thời gian, công sức đi lại. Nhờ đó, Đak Đoa trở thành đơn vị đầu tiên vượt chỉ tiêu dự án cấp căn cước công dân trong toàn tỉnh.
Không chỉ vậy, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các nhóm Zalo thôn, làng đã trở thành cầu nối để lực lượng chức năng tuyên truyền công tác phòng-chống dịch cũng như nắm bắt việc khai báo y tế từ người dân trong công tác truy vết, khoanh vùng, phòng-chống dịch một cách hiệu quả. “Đến nay, nội dung thông tin tuyên truyền được thực hiện một cách ngắn gọn, giúp người dân dễ dàng nắm bắt. Cùng với đó, việc tiếp nhận nguồn tin từ người dân cũng rất kịp thời”-Đại úy Tuấn nhấn mạnh.
Công an xã Ia Băng (huyện Đak Đoa) hướng dẫn người dân cài đặt Zalo. Ảnh: Hà Phương
Công an xã Ia Băng (huyện Đak Đoa) hướng dẫn người dân cài đặt Zalo. Ảnh: Hà Phương
Công an huyện bố trí 100% cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị cùng Công an các xã, thị trấn tham gia các nhóm Zalo thôn, làng với mục đích tuyên truyền pháp luật, giải đáp thắc mắc của người dân một cách kịp thời. Thông qua những nhóm Zalo này, người dân cung cấp rất nhiều thông tin có liên quan đến an ninh trật tự tại địa phương cho lực lượng Công an. Thiếu úy Phạm Doãn Tường Hiếu-cán bộ Đội Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc-cho hay: “Thời điểm các nhóm Zalo thôn, làng mới hoạt động, anh em trong đơn vị gặp nhiều khó khăn vì đồng bào dân tộc thiểu số chưa quen dùng mạng xã hội. Vậy nhưng, sau quá trình tuyên truyền, vận động, đến nay, nhiều người hưởng ứng, tham gia thường xuyên”.
Xã Ia Băng là một trong những địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, huy động đông đảo người dân tham gia nhóm Zalo thôn, làng. Đại úy Nguyễn Phi Hùng-Trưởng Công an xã-cho biết: 11 thôn, làng đều triển khai nhóm Zalo. Lúc mới thành lập chỉ có khoảng 30 thành viên tham gia, chủ yếu là cán bộ địa phương. Công an xã cử cán bộ xuống các thôn, làng trực tiếp hướng dẫn người dân cách sử dụng Zalo và đưa vào nhóm. Trước đây, khi thông báo một vấn đề nào đó đến người dân phải mất thời gian in ấn, mang đến từng nhà. Khi kết nối vào nhóm Zalo thì chỉ cần đăng tải các thông tin lên nhóm là người dân đã nhanh chóng tiếp nhận”.
Ông Trần Hữu Xanh (thôn 5, xã Ia Băng) bộc bạch: “Việc tương tác thông tin qua nhóm Zalo giữa lực lượng chức năng với người dân là rất hữu ích, giúp bà con nắm bắt thông tin kịp thời. Cùng với đó, kênh thông tin này giúp chúng tôi phản ánh trực tiếp các vấn đề về trật tự xã hội tại địa phương đến lực lượng chức năng một cách nhanh chóng, được Công an xã tiếp nhận, xử lý kịp thời”.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.