Công an Gia Lai hỗ trợ người già yếu, bệnh tật làm căn cước công dân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Thời gian qua, Công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh Gia Lai đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện kỹ thuật làm hồ sơ thủ tục cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử cho người dân. Đặc biệt, lực lượng Công an đến tận nhà để làm thủ tục cấp CCCD cho những người già yếu, bệnh tật. 
Không ngại khó khăn, vất vả
Thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Đak Đoa đã nỗ lực tăng ca, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người già yếu, người tàn tật làm thủ tục hồ sơ cấp CCCD. Trung tá Hoàng Vũ Thanh-Đội trưởng Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an huyện Đak Đoa) thông tin: Địa bàn huyện rộng, nhiều hộ dân ở xa trung tâm. Cùng với đó, một bộ phận người dân vẫn còn thói quen sử dụng giấy tờ cũ, chưa quan tâm đến việc làm CCCD gắn chip điện tử. Đặc biệt, một số thân nhân các đối tượng già yếu, bệnh tật chưa nhận thức và nắm rõ quy định của Nhà nước nên không quan tâm hỗ trợ người nhà làm CCCD. Chính vì vậy, công tác cấp CCCD của đơn vị gặp khó khăn. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của lực lượng Công an, việc cấp CCCD tại huyện vẫn đảm bảo tiến độ. Tính đến cuối tháng 11-2022, Công an huyện đã thu nhận hồ sơ làm CCCD cho 92.451/97.921 công dân đủ điều kiện, đạt 94,44%. Trong đó, 90.559 công dân đã được cấp CCCD, đạt 92,48%.
Bà Phan Thị Lý (SN 1936, trú tại thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa) bị gãy xương đùi nên không thể đến địa điểm tập trung để làm thủ tục cấp CCCD. Nắm bắt hoàn cảnh của bà, cán bộ, chiến sĩ Công an huyện đã đến tận nhà để chụp ảnh, lấy dấu vân tay, hoàn tất các thủ tục cấp CCCD. Anh Đinh Hoàng Đông phấn khởi cho biết: “Mẹ tôi tuổi đã cao, bệnh tật triền miên nên mọi sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ người thân. Được tổ công tác Công an huyện xuống tận nhà giúp làm CCCD cho mẹ, tôi rất mừng. Tôi rất cảm ơn sự tận tụy của cán bộ, chiến sĩ Công an huyện”. Tương tự, do sức khỏe không ổn định, khả năng đi lại kém nên bà Nguyễn Thị Khánh (SN 1933, trú cùng thôn) không thể đến điểm tập trung làm CCCD. Mới đây, bà đã được cán bộ Công an huyện đến tận nhà hỗ trợ làm CCCD.
Lực lượng Công an huyện Đak Đoa làm CCCD gắn chip điện tử cho đối tượng yếu thế tại xã Kdang. Ảnh: R’Ô HOK
Lực lượng Công an huyện Đak Đoa làm CCCD gắn chip điện tử cho đối tượng yếu thế tại xã Kdang. Ảnh: R’Ô HOK
Tại huyện Ia Pa, việc làm hồ sơ thủ tục cấp CCCD cho người già yếu, ốm đau, tàn tật luôn được Công an huyện quan tâm triển khai. Trung tá Trần Thái Học-Đội trưởng Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an huyện Ia Pa) cho biết: Đơn vị đã tham mưu lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo Công an các xã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và hệ thống chính trị ở thôn, buôn rà soát kết hợp tuyên truyền thân nhân đối tượng yếu thế về vai trò, ý nghĩa của CCCD gắn chip điện tử. “Qua rà soát, toàn huyện có 285 trường hợp già yếu, bệnh tật không thể đến Công an huyện để làm thủ tục cấp CCCD. Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã tham mưu lãnh đạo Công an chỉ đạo đội nghiệp vụ, Công an xã đến tận nhà làm thủ tục cấp CCCD cho các trường hợp này. Ngoài ra, đoàn viên, thanh niên Công an huyện tích cực tham gia phong trào “Ngày thứ bảy, chủ nhật tình nguyện giải quyết thủ tục hành chính cho Nhân dân”. Nhờ vậy, đến nay, toàn huyện có 136/285 trường hợp già yếu, bệnh tật đã được cấp CCCD; số còn lại đang tiếp tục thực hiện lưu động vào các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần”-Trung tá Học thông tin. Cũng theo Trung tá Học, toàn huyện có hơn 47 ngàn người đủ điều kiện cấp CCCD. Lực lượng Công an đã thu nhận hồ sơ cấp CCCD cho 45.919 trường hợp. Trong đó, 44.861 trường hợp đã được cấp CCCD; số còn lại đang chờ Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) cấp.
Đẩy nhanh tiến độ
Để việc triển khai cấp CCCD bảo đảm đúng tiến độ mà Bộ Công an đề ra, Công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã phân công cán bộ, chiến sĩ xuống từng thôn, làng, tổ dân phố, hộ gia đình tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa; tham mưu và phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, hệ thống chính trị thôn, làng, tổ dân phố rà soát và lập danh sách những người già yếu, tàn tật không thể tự đi làm CCCD. Trên cơ sở đó, các đơn vị tổ chức đến tận nhà người dân hỗ trợ làm hồ sơ thủ tục cấp CCCD. Mặt khác, Công an các địa phương cũng đã chủ động đầu tư kinh phí bảo dưỡng, nâng cấp phương tiện máy móc kỹ thuật phục vụ việc cấp CCCD lưu động có hiệu quả; triển khai các tổ làm CCCD lưu động đến tận khu dân cư. Nhờ vậy, đến thời điểm này, lực lượng Công an toàn tỉnh đã cấp được hơn 1,15 triệu CCCD, đạt 94,2% số người đủ điều kiện.
Trao đổi với P.V, Thượng tá Chu Kiến Trúc-Trưởng phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh) cho biết: “Theo Luật Cư trú 2020, sổ hộ khẩu giấy sẽ hết hiệu lực sau ngày 31-12-2022 và được thay thế bằng CCCD gắn chip điện tử. Vì vậy, thời gian tới, đơn vị tiếp tục tập trung làm CCCD gắn chip điện tử cho số trường hợp còn lại; thực hiện cấp sổ định danh điện tử cấp độ 2 kết hợp sửa chữa, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ. Cùng với đó, đơn vị tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và huy động lực lượng Công an xây dựng kế hoạch, triển khai công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức người dân về vai trò, ý nghĩa của CCCD gắn chip điện tử và tài khoản định danh điện tử”.
R’Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.