Chuyện về tổ trưởng sản xuất ở Khu 10 năm xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong chuyến công tác tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), tôi cùng chị Phương Thị Bình-Phó Bí thư Đảng ủy phụ trách phường An Bình đến thăm ông Nguyễn Văn Nhịn (số 28/6 đường Lê Lợi, phường An Bình). Bên chén trà nóng hổi, ông kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm đáng nhớ khi tham gia cách mạng tại Khu 10.

Năm 1962, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Nhịn (xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) quyết định thoát ly gia đình để đi theo cách mạng. Với sự kết nối của cơ sở cách mạng, sau gần 15 ngày băng rừng lội suối, ông có mặt tại Khu căn cứ cách mạng Krong. Sau đó, ông được biên chế vào Ban Sản xuất và theo học 3 tháng nghề thợ rèn.

Sau khi học xong, ông được điều về xã Kông Pla (huyện Kbang) làm Tổ trưởng tổ sản xuất. Tổ gồm 3 người có nhiệm vụ rèn một số dụng cụ giúp người dân xã Kông Pla và các xã lân cận làm nương rẫy.

Với phương châm “cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân”, các thành viên trong tổ được bà con thương quý, có gì cũng mang cho, khi thì quả bí, quả bầu, lúc lại mớ cá, túm gạo. Khi có sự điều động của cấp trên, tổ sản xuất do ông phụ trách còn đến các xã thuộc địa bàn An Khê, Kông Chro để giúp người dân sản xuất dụng cụ phục vụ sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Nhịn. Ảnh: H.Đ.T

Ông Nguyễn Văn Nhịn. Ảnh: H.Đ.T

Năm 1966, ông nhận lệnh trở về Khu căn cứ cách mạng. Lúc này, ông được học thêm nghề thợ mộc để đóng bàn ghế. Không chỉ là Tổ trưởng tổ sản xuất, ông Nhịn còn được bầu giữ chức Bí thư Chi Đoàn Ban Sản xuất. Chi Đoàn hoạt động rất tích cực, thường xuyên phát động các phong trào thi đua, trong đó phong trào văn hóa-văn nghệ khá sôi nổi. Đến ngày 4-4-1968, ông được kết nạp vào Đảng.

Sau ngày giải phóng tỉnh Gia Lai (17-3-1975), ông được tổ chức phân công về tiếp quản xưởng gỗ Pleiku, sau đó được giao nhiệm vụ làm Phó Giám đốc Xí nghiệp gỗ. Đảm nhận công việc một thời gian, ông tiếp tục đi học bổ túc văn hóa. Sau khi học xong, ông được phân công về làm Phó ban Công nghiệp huyện An Khê, sau đó giữ chức vụ Trưởng ban rồi nghỉ hưu.

Bằng uy tín, trách nhiệm và năng lực của mình, ông đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ông bày tỏ: “Tôi đã xác định đi theo Đảng thì phải tin yêu và phụng sự cho Đảng. Tôi rất thấm thía lời dạy của Bác Hồ: “Mỗi đảng viên là người thay mặt cho Đảng trước quần chúng, để giải thích chính sách của Đảng và của Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và vui lòng thi hành”. Mà muốn quần chúng nghe lời mình, làm theo mình thì đảng viên từ việc làm, lời nói cho đến cách ăn, ở phải thế nào cho dân phục dân yêu”.

Chính vì vậy, trong thời chiến cũng như thời bình, ông đều tiên phong gương mẫu trong mọi hoạt động, là tấm gương mẫu mực cho đồng chí, đồng nghiệp cũng như con cháu noi theo. Ông luôn tự nhủ bản thân phải sống trong sạch, rèn luyện thường xuyên. Ông đã gắn trọn đời mình với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Nhân dân, với lý tưởng cộng sản. Với những đóng góp của mình, ông vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhì, Huân chương Quyết thắng hạng nhất, Huân chương Giải phóng hạng ba.

Ngồi trầm ngâm bên chén trà đặc, người chiến sĩ cách mạng gần 90 tuổi đời và 55 tuổi Đảng rơm rớm nước mắt khi nhớ về đồng đội năm xưa. Rồi ông bày tỏ mong muốn trong một ngày gần đây sẽ có dịp thăm lại chiến trường xưa của vùng hỏa tuyến, nơi mà ông đã từng gắn bó hơn 10 năm trong chiến tranh ác liệt, để nhớ lại từng bước chân đi, những tình cảm trong hoàn cảnh mà cái sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc, sau đó được thắp nén nhang cho các đồng đội đã ngã xuống để bảo vệ độc lập, tự do của đất nước.

Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Ông Ksor Khem (thứ 3 từ trái sang, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao) phấn khởi chia sẻ với bà con về kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bôn H'Liếp đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Bôn H’Liếp (xã Ia Sao) và bôn Hiao (xã Chư Băh) của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) như bừng lên sức sống mới với những con đường bê tông rộng rãi, rợp bóng cờ. Người dân ai cũng phấn khởi, hân hoan vì sau bao nỗ lực, bôn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

(GLO)- Bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đội ngũ hòa giải viên ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã kịp thời giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong dân, góp phần giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.