Chuyện thu chi đảng phí trong Trại giam tù binh Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tồn tại từ năm 1966 đến 1972, Trại giam tù binh Pleiku do Quân đoàn 2 Việt Nam Cộng hòa quản lý cũng đồng thời là nơi sinh hoạt của nhiều chi bộ Đảng. Đằng sau hàng rào dây thép gai của cơ sở này, đảng phí được thu nộp và sử dụng như thế nào?

Một phần khu vực Trại giam tù binh Pleiku trước kia nay thuộc tổ 2, phường Thống Nhất, TP. Pleiku. Theo các cựu tù, nơi này từng giam giữ khoảng 4.000 chiến sĩ cách mạng. Trong số hàng ngàn tù binh đó có hàng trăm đảng viên Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), sinh hoạt tại nhiều chi bộ, thống nhất hành động dưới sự chỉ đạo của một Đảng ủy.

Theo tài liệu của các cựu tù, ngày 3-2-1967, chi bộ đầu tiên được thành lập tại trại giam, lấy tên là Chi bộ 3-2. Sau đó, một loạt chi bộ khác được hình thành, dẫn đến sự ra đời của Đảng ủy Trại giam tù binh Pleiku vào cuối tháng 6-1967. Tính đến đầu tháng 6-1969, ta đã xây dựng được 9 chi bộ với 150 đảng viên và 1 Đảng ủy gồm 7 người.

Một số cựu tù thăm viếng đồng đội tại khu vực từng là Trại giam tù binh Pleiku. Ảnh: N.Q.T ảnh 1

Một số cựu tù thăm viếng đồng đội tại khu vực từng là Trại giam tù binh Pleiku. Ảnh: N.Q.T

Theo quy định của Đảng, các đảng viên phải đóng đảng phí. Giữa hoàn cảnh tù ngục ở Pleiku, điều thú vị là việc này vẫn được những người cộng sản nghiêm túc thực hiện. Trong hồi ký “Vết son thời gian” (Sở Văn hóa Thông tin-Bảo tàng tỉnh Gia Lai, 1999), tác giả Hải Liên viết, có nhiều hình thức đóng đảng phí. Trước hết, đảng viên nộp đảng phí bằng tiền như bình thường. Đây thường là số tiền có được do trao đổi (bán) các sản phẩm thủ công như bộ cờ tướng bằng gỗ quý, tượng gỗ mỹ thuật hoặc các sản phẩm thêu tay như mặt gối, khăn tay… cho người khác. Ngoài ra, nếu không có tiền, các đảng viên hoàn toàn có thể đóng đảng phí bằng các vật phẩm cụ thể khác như chỉ thêu, dầu nóng hay vải ta.

Không có thông tin cho biết quy định về mức đảng phí trong trại giam. Tuy nhiên, theo chúng tôi, nhiều khả năng sự đóng góp này dựa trên tinh thần tự nguyện của những người tù là chính. Nếu các đảng viên tù binh không có tiền hoặc hiện vật để hoàn thành nghĩa vụ đảng phí của mình thì sao? Theo cựu tù Hải Liên, trong trường hợp này, người đảng viên đó chỉ cần báo cáo bằng lời nói thầm, đại ý: Hôm nay tôi nhớ ngày đóng đảng phí, nhưng tôi không có gì ngoài sự hiện diện trước Đảng, là đủ.

Trong tập hồ sơ của “Võ phòng, Bộ Tổng Tham mưu về tình trạng của tù binh cộng sản tính đến ngày 19-2-1972” dưới sự quản lý của chế độ cũ hiện còn lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II có một văn bản cho thấy, khẩu phần ăn của tù binh tại “Cao nguyên Trung phần” (bao gồm Pleiku) khi đó chỉ hơn 40 đồng/ngày/người. Cũng văn bản này ghi tiền công mà 1 tù binh được trả cho 1 ngày “lao tác” khoảng 6 giờ là 8 đồng, bằng 1/5 tiền ăn thường nhật.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoại trừ những người bị biệt giam, cầm cố, đang trong giai đoạn bị khai thác hoặc đau yếu, khi cần thiết, chỉ huy Trại giam tù binh Pleiku có thể huy động một số nhân công từ lực lượng tù nhân mà họ đang quản lý đi làm việc. Trong số những người tạm thời thoát ra khỏi hàng rào kẽm gai này có các đảng viên và khoản tiền công lao động ít ỏi nêu trên sẽ được họ dành một phần để đóng đảng phí.

Đảng phí được sử dụng như thế nào? Theo tài liệu, tiền thường được các chi bộ dùng để mua dầu nóng và đường rồi tìm cách bí mật chuyển cho những người bị nhốt ở chuồng cọp hoặc biệt giam, vốn khá nhiều. Trong khi đó, vải và chỉ thêu được dùng để làm các “quyết định” kết nạp Đảng hoặc công nhận đảng viên chính thức, mà dòng chữ quan trọng trên đó sẽ được thêu dưới hình thức mật ngữ. Nữ cựu tù Nguyễn Thị Lan (SN 1940), người được kết nạp Đảng tại Trại giam tù binh Pleiku ngày 30-12-1967, hiện sống tại thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa vẫn còn giữ được một tờ “quyết định” kết nạp Đảng đặc biệt như vậy.

Việc thu nộp linh hoạt và cách sử dụng phù hợp đảng phí trong Trại giam tù binh Pleiku cho thấy nơi này từng có một hệ thống tổ chức cơ sở Đảng chặt chẽ, dù mọi sinh hoạt diễn ra hoàn toàn bí mật. Mặc dù số lượng đảng viên thường bị thay đổi khi các tù binh chiến tranh phải chuyển trại, chính tổ chức Đảng nơi đây đã lãnh đạo thành công nhiều cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, khẳng định vai trò của Đảng giữa nanh vuốt của kẻ thù.

Có thể bạn quan tâm

Tiểu đoàn trưởng đam mê nghiên cứu khoa học

Tiểu đoàn trưởng đam mê nghiên cứu khoa học

(GLO)- Là người am hiểu công nghệ thông tin, Thiếu tá Ung Nho Trường-Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 (Lữ đoàn Pháo phòng không 234, Quân đoàn 3) đã nỗ lực nghiên cứu, cho ra đời nhiều sáng kiến được áp dụng vào thực tế huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị.
Hội nghị đánh giá 4 năm thực hiện Quyết định số 1302 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai

Hội nghị đánh giá 4 năm thực hiện Quyết định số 1302 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai

(GLO)- Sáng 21-9, Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Quyết định số 1302-QĐ/TU ngày 27-2-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, gắn với thực hiện quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Khối khóa VIII (gọi tắt là Quyết định số 1302); quy chế làm việc của cấp ủy cơ sở nhiệm kỳ 2020-2025.

Lá cờ đầu về phát triển đảng viên trong học sinh

Lá cờ đầu về phát triển đảng viên trong học sinh

(GLO)- Từ đầu năm 2020 đến nay, Đảng bộ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã kết nạp 80 đảng viên là học sinh. Riêng năm học 2022-2023, Đảng bộ huyện kết nạp 33 đảng viên là học sinh. Đây cũng là một trong những đơn vị đi đầu về tạo nguồn, phát triển đảng viên trong học sinh.

Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND tại TP. Pleiku

Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 20-9, đoàn giám sát của Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với UBND TP. Pleiku về việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ngày 10-12-2021 của HĐND tỉnh ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương thời kỳ 2022-2025 trên địa bàn tỉnh.

“Hạt nhân” tập hợp và gắn kết cộng đồng

“Hạt nhân” tập hợp và gắn kết cộng đồng

(GLO)- Với phương châm “gần dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, đội ngũ trưởng ban công tác Mặt trận, già làng, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Gia Lai luôn khẳng định vai trò “hạt nhân” ở buôn làng, góp phần xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến San Francisco, bắt đầu chuyến công tác tại Liên hợp quốc, Hoa Kỳ và thăm chính thức Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến San Francisco, bắt đầu chuyến công tác tại Liên hợp quốc, Hoa Kỳ và thăm chính thức Brazil

Đúng 16 giờ 45 phút chiều 17/9 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh tại sân bay quốc tế San Francisco, thành phố San Francisco (Hoa Kỳ) bắt đầu chuyến công tác tại Liên hợp quốc, Hoa Kỳ và Brazil. Theo đó, từ ngày 17 đến 26/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc, kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ và thăm chính thức Brazil theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva.