“Mỹ nhân kế” ở Trại giam tù binh Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mỹ nhân kế là dùng người đẹp để quyến rũ, mê hoặc đối phương nhằm đạt mục đích của cá nhân hoặc nhóm, tổ chức mình. Trước năm 1970, tại Trại giam tù binh Pleiku đã xảy ra một vụ việc “động trời” như vậy.

Câu chuyện này được các cựu tù nhân kể lại trong cuốn sách “Vết son thời gian” do Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch và Bảo tàng tỉnh xuất bản năm 1999. Theo đó, Trại giam tù binh Pleiku thuộc Quân đoàn 2 Việt Nam Cộng hòa, có lúc từng giam giữ đến 4.000 người. Điều đáng nói là đằng sau nhiều lớp hàng rào kẽm gai, vô số bãi mìn và những đòn tra khảo tàn tệ, nơi đây đồng thời còn là môi trường rèn luyện của khoảng 400 đoàn viên và 250 đảng viên. Tập thể chiến sĩ cách mạng ưu tú bị đọa đày không chỉ bảo toàn khí tiết, đấu tranh vì dân sinh, dân chủ mà còn tìm cách tiêu diệt kẻ thù.

Năm 1968, Đảng ủy Trại giam tù binh Pleiku đã thành lập các chi bộ diệt ác, trong đó nổi bật là việc thủ tiêu tên chiêu hồi nhiều nợ máu Võ Trọng Thu. Tuy nhiên, kế hoạch diệt ác theo kiểu “mỹ nhân kế” trước đó lại có một kết quả không như mong đợi.

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Thức (ảnh chụp năm 1997). Ảnh: Nguyễn Hải Liên

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Thức (ảnh chụp năm 1997). Ảnh: Nguyễn Hải Liên

Theo các cựu tù và chính người trong cuộc kể, Trại giam tù binh Pleiku cấm tuyệt đối nam tù binh đến gần nơi giam giữ tù nữ (phòng số 6). Ngược lại, đám trật tự (tù chiêu hồi làm tay sai cho địch) có thể đến khu vực này để hạch họe, đánh đập và… tán tỉnh các nữ tù nhân. Trong đám trật tự ác ôn, có tên Trương Xuân chừng 25 tuổi. Xuân thường xuyên theo đuổi cô Nguyễn Thị Thức, khoảng 19 tuổi, một du kích rất có duyên quê ở Bình Định bị bắt hồi giữa năm 1967, đang là Bí thư Chi Đoàn ở nơi này (từ tháng 7-1967) với 10 đoàn viên.

Theo sự sắp xếp và hướng dẫn của tổ chức, cô Thức chính thức nhập vai “mỹ nhân kế” khi giả đò “chịu đèn” của tên Xuân. Sau thời gian “tìm hiểu” lẫn nhau, thấy thời cơ đã đến, theo kế hoạch, cô Thức hẹn Xuân vào nhà tắm nữ để tâm sự lúc chiều tối. Mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, kể cả khi cô Thức đã khép cửa nhà tắm và ném gói tro vào mặt tên Xuân rồi hô lên mình bị cưỡng hiếp để báo hiệu cho lực lượng ta từ ngoài ập vào xử lý tên ác ôn. Đáng tiếc là sự phối hợp không được nhịp nhàng nên kết quả chưa như ý muốn. Cụ thể, lực lượng ta (cả nam và nữ) đến chậm nên tên Xuân đã nhanh chân leo qua vách trốn thoát.

Sau tiếng la thất thanh của tên Xuân đêm đó là những trận đòn thù trút xuống đầu một số nữ tù ở phòng số 6. Các tù nhân đều bị nhốt vào chuồng cọp, đưa đi thẩm vấn, tra tấn. Mặc dù “mỹ nhân kế” không thành nhưng khi có cơ hội, các nữ tù phòng số 6 vẫn tiếp tục đấu tranh với đám quan thầy của lũ trật tự về hành động bỉ ổi mà tên Xuân đã gây ra. Nhờ vậy, bọn tay sai bớt hung hăng, thậm chí lo sợ không dám đi một mình, cá biệt có tên làm lành với tù binh sau vụ việc trên. Riêng tên Xuân, kể từ đó bị mất mặt, đầu cúi gằm mỗi khi gặp anh chị em tù binh.

Tháng 2-1968, một tổ Đảng được thành lập tại phòng số 6 gồm 4 đảng viên nữ: Tôn Thị An, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Xích và Tạ Thị Là. Sau tháng 4-1968, khi bị chuyển xuống Trại giam tù binh nữ Phú Tài (Bình Định), tổ Đảng phát triển thành chi bộ rồi thành lập Đảng bộ với trên 30 đảng viên. Người từng nhập vai “mỹ nhân kế” ở Pleiku được kết nạp vào Đảng tại Phú Tài thời gian đó. Người tù can đảm Nguyễn Thị Thức còn trải qua các nơi giam giữ tại Cần Thơ và Biên Hòa, trước khi được trả tự do ngày 15-2-1973.

Có thể bạn quan tâm

Nghĩa tình với xã Gào

Nghĩa tình với xã Gào

(GLO)-Những ngày tháng 7 này, người dân, nhất là các gia đình chính sách, người có công ở xã Gào anh hùng (tỉnh Gia Lai) luôn ấm lòng bởi các hoạt động nghĩa tình thể hiện sự tri ân sâu sắc của các cấp, ngành, địa phương.

Tháng 7, hội ngộ và tri ân

Tháng 7, hội ngộ và tri ân

(GLO)- Những cuộc hội ngộ của các cựu chiến binh dịp 27-7 luôn ấm nghĩa tình, đậm màu tri ân với tâm niệm “sống thay người nằm xuống và sống sao cho xứng đáng”. Đó cũng là không khí mà chúng tôi ghi nhận trong chương trình tri ân tại Nghĩa trang Liệt sĩ Đức Cơ (xã Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) sáng 22-7.

Rác thải “bủa vây” đường mới ven sông Dinh

UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo kiểm tra, xử lý tình trạng rác thải "bủa vây" đường ven sông Dinh

(GLO)- Ngày 24-7, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Thị Thanh Hương xác nhận: Sở đã nhận được văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về việc xử lý tình trạng rác thải, xà bần trên 2 tuyến đường giao thông dọc hệ thống tiêu thoát lũ ven sông Dinh (đoạn qua khu vực 1, phường Quy Nhơn Đông).

Con đường là nỗi lo với các em học sinh khi năm học mới đang đến gần.

Dân làng Bok Rei “khóc ròng” vì đường sá lầy lội

(GLO)- Hàng chục hộ dân tại làng Bok Rei (xã Đak Sơ Mei, tỉnh Gia Lai) đang gặp trở ngại về giao thông khi con đường liên xã dài hơn 2 km lầy lội bùn đất. Năm học mới sắp đến gần, nỗi lo càng lớn hơn khi các em học sinh sẽ phải vượt qua quãng đường trắc trở này để tới lớp.

Mang nước sạch đến đồng bào vùng khó

Mang nước sạch đến đồng bào vùng khó

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm đưa nước sạch phục vụ sinh hoạt, cải thiện đời sống người dân vùng nông thôn.

Lan tỏa nghĩa tình tháng Bảy

Lan tỏa nghĩa tình trong tháng 7 tri ân

(GLO)- Việc quan tâm, chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng được Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai phối hợp với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn duy trì, triển khai nhiều năm qua. Đây là hoạt động an sinh xã hội có ý nghĩa đặc biệt trong những ngày tháng 7 tri ân.

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

(GLO)- Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực để vận hành hiệu quả trung tâm phục vụ hành chính công. Mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC.

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

(GLO)- Chiều muộn, trên sân Trường THCS Lê Hồng Phong (phường Quy Nhơn, tỉnh Gia Lai), chúng tôi gặp hai phụ nữ đặc biệt giữa đám đông sĩ tử nhỏ tuổi. Tóc điểm bạc, dáng người nhỏ nhắn, họ khác lạ giữa đám đông trẻ trung bởi tâm thế chững chạc với ánh mắt vừa rạng rỡ vừa bồi hồi đầy tự tin.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với xã Ayun. Ảnh: Hà Duy

Xã Ayun cần tiếp tục rà soát nguồn lực để tạo sinh kế cho người dân

(GLO)- Sáng 14-7, đồng chí Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, đã đến thăm, kiểm tra hoạt động và công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tại xã Ayun. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. 

null