Chương trình 1 triệu sáng kiến: Hiệu quả thiết thực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 2 năm triển khai, Chương trình “1 triệu sáng kiến-nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” do LĐLĐ Việt Nam phát động đã được cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động trong tỉnh Gia Lai tích cực hưởng ứng và mang lại hiệu quả thiết thực.

Gần 6.000 sáng kiến

Theo LĐLĐ tỉnh, trong 2 năm (2022-2023), các cấp Công đoàn trong tỉnh đã nộp về Tổng LĐLĐ Việt Nam 5.990 sáng kiến. Qua đánh giá sơ bộ, có 5.542 sáng kiến hợp lệ, đạt 101% chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 76% sáng kiến thuộc khối giáo dục, 20% sáng kiến thuộc khối hành chính và 4% sáng kiến thuộc khối doanh nghiệp.
Đáng chú ý, phong trào đã lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động tham gia; trong đó có 12/22 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở vượt chỉ tiêu được giao như: LĐLĐ huyện Krông Pa đạt 257% chỉ tiêu giao; LĐLĐ huyện Chư Prông đạt 139%, LĐLĐ huyện Đak Đoa đạt 128%; LĐLĐ huyện Đak Pơ đạt 117%; LĐLĐ thị xã Ayun Pa đạt 116%; LĐLĐ thị xã An Khê đạt 114%; Công đoàn Viên chức tỉnh đạt 113%...

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tặng bằng khen cho các đơn vị có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong tham gia Chương trình 1 triệu sáng kiến. Ảnh: Đinh Yến

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tặng bằng khen cho các đơn vị có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong tham gia Chương trình 1 triệu sáng kiến. Ảnh: Đinh Yến

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Rơ Lan Nga đánh giá: “Các cấp Công đoàn đã thực hiện nhiều mô hình hay như: phát động “Giờ cao điểm tham gia chương trình 1 triệu sáng kiến” trong đoàn viên, cán bộ, công chức; “Ngày cao điểm tham gia chương trình 1 triệu sáng kiến” đối với nhân viên, nhà giáo; lập tổ hỗ trợ thực hiện sáng kiến, hỗ trợ người lao động đăng nhập nộp sáng kiến về Tổng LĐLĐ Việt Nam ở doanh nghiệp. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động kịp thời khen thưởng, động viên đoàn viên, người lao động có sáng kiến, cải tiến mang lại hiệu quả”.

Thúc đẩy sự sáng tạo của người lao động

Trong gần 6.000 sáng kiến, qua rà soát có 53 sáng kiến khi áp dụng vào thực tiễn đã làm lợi trên 11 tỷ đồng. Có thể kể đến một số sáng kiến như: “Điều trị máu tụ trong não tự phát theo kỹ thuật nội soi kết hợp hệ thống dẫn đường (Endoscopy Navigation Guided) qua hệ thống ống dẫn trong suốt tự chế” của tác giả Phạm Tỵ (Bệnh viện Đa khoa tỉnh).
Đây là sáng kiến đạt giải nhất Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh lần thứ 11, năm 2022-2023. Sáng kiến “Phim hoạt hình tương tác thông minh phục vụ dạy học chủ đề “Các nền văn minh thế giới cổ-trung đại” lịch sử 10 theo chương trình phổ thông 2018” của tác giả Hoàng Việt Trung-giáo viên Trường THPT Pleime (huyện Chư Prông). Sáng kiến đạt giải nhì Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh lần thứ 11, năm 2022-2023.

Chia sẻ về ý tưởng sáng tạo của mình, thầy Hoàng Việt Trung cho hay: “Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đòi hỏi mỗi giáo viên phải có sự thay đổi về phương pháp dạy học. Đối với môn Lịch sử, tôi nghĩ yêu cầu này càng phải được thực hiện nghiêm túc hơn để giúp học sinh ngày càng yêu sử và thích học môn Lịch sử. Vì thế, tôi đã dành thời gian nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có việc xây dựng phim hoạt hình tương tác thông minh phục vụ cho việc dạy học chủ đề các nền văn minh thế giới cổ-trung đại trong chương trình lớp 10”.

Anh Nguyễn Tiến Phong (bìa trái) cùng công nhân vệ sinh tuýp falling film bằng máy nén nước cao áp. Ảnh: Đ.Y

Anh Nguyễn Tiến Phong (bìa trái) cùng công nhân vệ sinh tuýp falling film bằng máy nén nước cao áp. Ảnh: Đ.Y

Ngoài ra, 2 sáng kiến của anh Nguyễn Tiến Phong-Đốc công ca sản xuất của Nhà máy Đường An Khê (Cải tạo hệ thống phân phối hơi gia nhiệt nước mía và vệ sinh tuýp falling film bằng máy nén nước cao áp) cũng được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV-2023. Đây là giải thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo, giai đoạn 2018-2023”. Với 2 sáng kiến này, anh Phong đã làm lợi cho Nhà máy hơn 200 triệu đồng/năm.

Bên cạnh đó, còn nhiều sáng kiến có giá trị như: “Ban hành Quyết định cưỡng chế nợ thuế theo phương thức điện tử” của tác giả Trần Quang Thành-đoàn viên Công đoàn cơ sở Cục Thuế tỉnh làm lợi trên 1,2 tỷ đồng; sáng kiến “Đổi mới công nghệ của dây chuyền sản xuất ống cống bê tông thành dây chuyền sản xuất ống cống bê tông ly tâm bán tự động” và sáng kiến “Máy rửa đá bê tông ly tâm bán tự động” của tác giả Trần Thế Linh-đoàn viên Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần Bê tông và Xây lắp điện làm lợi 1,4 tỷ đồng; sáng kiến “Tái tạo lại phế phẩm của segment cưa đá thành vật liệu mài bóng đá” của tác giả Trần Thị Hằng-đoàn viên Công đoàn cơ sở Doanh nghiệp tư nhân Anh Khoa làm lợi 200 triệu đồng...

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Rơ Lan Nga nhìn nhận: Nhiều sáng kiến đã mang lại lợi ích kinh tế cho các cơ quan, đơn vị và toàn xã hội. Thông qua Chương trình 1 triệu sáng kiến đã tạo sức lan tỏa và thúc đẩy sự sáng tạo trong đoàn viên, người lao động. Đây là yếu tố then chốt, tạo động lực cho cơ quan, doanh nghiệp, địa phương có những bước phát triển trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.