Chưa cấp được phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, người dân nên làm gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Theo lãnh đạo Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, trong trường hợp chưa cấp được phiếu lý lịch tư pháp bằng ứng dụng VNeID, người dân có thể sử dụng các hình thức khác thay thế.

Ngày 7.10, tại họp báo quý 3/2024, Bộ Tư pháp cho biết cơ quan này đã phối hợp với Bộ Công an ban hành quy trình thực hiện thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID, để triển khai thí điểm trên toàn quốc từ 1.10.2024 tới 30.6.2025.

Với hình thức này, thời gian cấp phiếu lý lịch tư pháp được rút ngắn từ 10 ngày xuống còn 3 ngày (trường hợp thông thường), từ 15 ngày xuống còn 9 ngày (trường hợp cần xác minh).

Người dân làm thủ tục hành chính tại Sở Tư pháp Hà Nội
Người dân làm thủ tục hành chính tại Sở Tư pháp Hà Nội

Việc triển khai thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp thông quan VNeID được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho người dân. Tuy nhiên, theo phản ánh của báo chí tại họp báo, hiện một số người dân vẫn chưa thể làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp bằng hình thức nêu trên. Trường hợp này, người dân cần làm gì?

11 tỉnh đã sẵn sàng kết nối với VNeID

Bà Đỗ Thúy Lan, Phó giám đốc điều hành Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, cho biết, sau thời gian thực hiện thí điểm tại Hà Nội và Thừa Thiên - Huế, việc cấp phiếu lý lịch tư pháp thông qua ứng dụng VNeID đã đạt kết quả tích cực, chiếm đến hơn 70% tổng số yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của người dân ở 2 địa phương này.

Xuất phát từ kết quả trên, Bộ Tư pháp đã ban hành kế hoạch, phối hợp cùng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) xây dựng quy trình, triển khai mở rộng thí điểm trên phạm vi toàn quốc.

Bộ Tư pháp cũng đã có văn bản gửi 63 sở tư pháp trên toàn quốc nhằm hướng dẫn cụ thể việc cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID; tổ chức tập huấn cho cán bộ các sở tư pháp, sở TT-TT; phối hợp với Cục Công nghệ thông tin điều chỉnh phần mềm kết nối giữa các hệ thống...

Số liệu bà Lan cung cấp cho thấy, tính đến sáng 7.10 đã có 53/63 tỉnh hoàn thành việc thử nghiệm toàn trình.

Thử nghiệm bắt đầu từ hệ thống VNeID, khi người dân truy cập sẽ kết nối sang hệ thống một cửa điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Tiếp đó là kết nối với phần mềm của Bộ Tư pháp và Bộ Công an. Cuối cùng sẽ ra kết quả phiếu lý lịch tư pháp điện tử, được cấp và trả ngay trên ứng dụng VNeID.

Vẫn theo bà Lan, trong số 53 tỉnh hoàn thành việc thử nghiệm toàn trình, 11 địa phương đã hoàn thành việc rà soát, quét an toàn, an ninh, bảo mật thông tin. "Đây là điều kiện bắt buộc vì khi triển khai kết nối thì phải rà soát đảm bảo an toàn. 11 tỉnh này đã quét xong và sẵn sàng kết nối chính thức với VNeID", nữ phó giám đốc chia sẻ.

Bà Đỗ Thúy Lan, Phó giám đốc điều hành Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp
Bà Đỗ Thúy Lan, Phó giám đốc điều hành Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp

Chưa cấp được lý lịch tư pháp qua VNeID, người dân nên làm gì?

Báo chí cũng đặt câu hỏi, rằng với số lượng hồ sơ đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp lớn như hiện nay, việc rút ngắn thời gian xuống chỉ còn 3 ngày liệu có khả thi?

Bà Đỗ Thúy Lan cho hay, "đây là áp lực rất lớn đối với cán bộ làm công tác lý lịch tư pháp tại các sở và các cán bộ tại bộ phận một cửa, các cơ quan phối hợp tra cứu xác minh".

Bởi lẽ, công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp cần có sự phối hợp rất chặt giữa cơ quan cấp phiếu và các cơ quan khác, do đây là thông tin liên quan đến án tích của một cá nhân.

Trong khi điều kiện hạ tầng của các tỉnh chưa đồng đều, việc rút ngắn thời gian cấp phiếu là một thách thức rất lớn. Tuy vậy, bà Lan khẳng định Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cùng các đơn vị liên quan sẽ quyết tâm, nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ.

Đề cập tới câu chuyện chưa thể cấp lý lịch tư pháp trên VNeID và nên làm gì trong trường hợp này, bà Lan nói, ứng dụng VNeID chỉ là một trong các hình thức cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Nếu chưa thể thực hiện đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng này, công dân có thể thực hiện bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống thông tin điện tử của các tỉnh, thành phố. "Hà Nội, TP.HCM và hầu hết các tỉnh, thành đã triển khai dịch vụ này", bà Lan thông tin.

Ngoài ra, công dân có thể lựa chọn phương thức đăng ký cấp qua bưu điện, cũng rất thuận tiện. Ngay cả với công dân Việt Nam ở nước ngoài, họ cũng có thể gửi hồ sơ qua bưu điện về sở tư pháp, sau đó sở sẽ cấp phiếu, trả kết quả qua bưu điện.

Theo Tuyến Phan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cà phê mang đi: Mô hình tiện lợi, mức giá bình dân

Cà phê mang đi: Mô hình tiện lợi, mức giá bình dân

(GLO)- Sau đại dịch Covid-19, cà phê mang đi hay còn gọi là cà phê take away đang dần trở thành xu hướng kinh doanh cà phê hiện đại. Ngay tại TP. Pleiku, mô hình cà phê mang đi ngày càng tiện lợi, đáp ứng tối ưu nhu cầu khách hàng, với mức giá bình dân.

An Khê giúp người nghèo an cư

An Khê giúp người nghèo an cư

(GLO)- Những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực để xây dựng nhiều nhà “Đại đoàn kết” giúp hộ nghèo, hộ khó khăn được an cư, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Chuyên gia Bộ Công an nêu lý do không lái xe liên tục quá 4 giờ

Chuyên gia Bộ Công an nêu lý do không lái xe liên tục quá 4 giờ

Theo quy định của luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, có hiệu lực từ 1.1.2025: người lái xe ô tô không được lái xe liên tục quá 4 giờ; thời gian lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày, không quá 48 giờ trong một tuần, và bảo đảm các quy định có liên quan của bộ luật Lao động 2019.

Ia Pa hỗ trợ sinh kế giúp người dân vươn lên

Ia Pa hỗ trợ sinh kế giúp người dân vươn lên

(GLO)- Pờ Tó là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Toàn xã có 1.930 hộ, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đến 56,4%. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều hộ do không có đất sản xuất, thiếu vốn nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai: Góp ý, phản biện hồ sơ xây dựng nghị quyết về đãi ngộ, thu hút, đào tạo nhân lực y tế

Gia Lai: Góp ý, phản biện hồ sơ xây dựng nghị quyết về đãi ngộ, thu hút, đào tạo nhân lực y tế

(GLO)- Sáng 30-9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tiến hành hội nghị góp ý và phản biện đối với hồ sơ xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định chính sách đãi ngộ, thu hút, đào tạo nguồn nhân lực y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025-2030.

Ia Pếch, ngày trở lại...

Ia Pếch, ngày trở lại...

(GLO)- Hồi trước, muốn về xã B7 (xã Ia Pếch), từ trung tâm huyện Chư Păh (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai ngày nay), nếu đi ô tô thì phải về Pleiku, vòng ra Hàm Rồng, đến làng Ia Rốc, để ô tô ở đó rồi lội bộ vào xã. Nhưng bây giờ thì khác, đường ô tô chạy đến tất cả các làng của xã Ia Pếch.