Chư Sê tổng kết cuối vụ mô hình trồng cỏ cao lương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 16-12, tại làng Pa Pết (xã Bờ Ngoong), Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Chư sê (tỉnh Gia Lai) tổ chức tổng kết cuối vụ mô hình trồng cỏ cao lương chuyển đổi trên đất bị hạn và ủ chua làm thức ăn cho gia súc.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Trúc Phùng
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Trúc Phùng


Năm 2022, mô hình trồng cỏ cao lương chuyển đổi trên đất bị hạn và ủ chua làm thức ăn cho gia súc được Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện phối hợp cùng 3 xã: Bờ Ngoong, Ia Ko, Al Bá triển khai với tổng quy mô thực hiện là 1,2 ha. Trong đó, xã Bờ Ngoong có 5 hộ tham gia với tổng diện tích 0,5 ha; xã Ia Ko có 2 hộ tham gia với tổng diện tích 0,2 ha, Al Bá có 5 hộ tham gia với tổng diện tích 0,5 ha. Tổng kinh phí đầu tư thực hiện hơn 146 triệu đồng (bao gồm hạt giống, phân bón, cám bắp).

Kết quả, sau 5-6 tháng, cây cao lương cho thu hoạch lứa đầu tiên đạt được 45 tấn cỏ/ha. Các lứa sau, cứ trung bình khoảng hơn 30 ngày sẽ tiếp tục được thu hoạch. Một năm thu hoạch trung bình khoảng được 7-10 lứa, ước tính thu được từ 315-450 tấn cỏ/ha. Giống cỏ cao lương phù hợp điều kiện khí hậu, đất đai tại địa phương, có vị ngọt, bề mặt lá không có lông nên gia súc rất thích ăn. Khi sử dụng cỏ ủ làm thức ăn, tăng tính ngon miệng, phàm ăn, gia súc tăng cân rõ rệt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với cho ăn thức ăn xanh truyền thống.

Mô hình trồng cỏ cao lương chuyển đổi trên đất bị hạn và ủ chua làm thức ăn cho gia súc có hiệu quả “kép”, vừa chủ động được nguồn thức ăn thô xanh phục vụ cho phát triển đàn gia súc, tránh được những rủi ro đáng tiếc như bò ăn phải thức ăn kém chất lượng, không an toàn. Đồng thời trồng cỏ kết hợp nuôi bò, dê tạo nguồn phân hữu cơ tại chỗ để chăm bón, nâng cao năng suất cho cỏ cũng như khai thác hiệu quả diện tích đất thường xuyên bị hạn.

Mô hình trồng cỏ cao lương chuyển đổi trên đất bị hạn và ủ chua làm thức ăn cho gia súc năm 2022 thành công, tạo điều kiện cho người dân huyện Chư Sê chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

 

TRÚC PHÙNG
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.