Chư Prông: Tuyên truyền người dân làng Klũh Klăh thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tối 19-5, UBND huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) và Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã tổ chức hội nghị triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” tại làng Klũh-Klăh (xã Ia Boòng).

Quang cảnh hội nghị triển khai cuộc vận động với sự tham gia của đông đảo người dân. Ảnh: Siu Ble

Quang cảnh hội nghị triển khai cuộc vận động với sự tham gia của đông đảo người dân. Ảnh: Siu Ble

Làng Klũh Klăh có 256 hộ dân, trong đó hộ dân tộc thiểu số chiếm 79,6%. Làng còn 51 hộ nghèo (chiếm 19,92%) và 22 hộ cận nghèo (chiếm 8,59%). Theo kế hoạch, vụ mùa năm 2023, tại cánh đồng làng sẽ gieo trồng 25 ha lúa với 178 hộ dân tham gia. Sau khi thu hoạch vụ Đông-Xuân, Ban Chỉ đạo sản xuất của xã đã họp dân, hướng dẫn đăng ký nhận hỗ trợ lúa giống; chỉ đạo nạo vét kênh mương, tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng biện pháp cày đất, gieo sạ theo mô hình sản xuất lúa nước. Tuy nhiên vì nhiều lý do, đến nay người dân vẫn chưa mạnh dạn thay đổi thói quen và đã tiến hành gieo trồng 21,3 ha/25 ha theo hình thức chọc trỉa. Về xây dựng nông thôn mới, làng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019 nhưng qua rà soát đến nay có 2 tiêu chí chưa đạt, gồm: hộ nghèo và y tế.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các ban, ngành, đoàn thể của huyện đã nghe địa phương, nhân dân trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong công tác tuyên truyền, vận động. Theo đó, người dân còn ngại thay đổi thói quen trong sản xuất vì đa phần diện tích đất sản xuất nhỏ, manh mún, do đó khó khăn khi áp dụng máy móc, phí làm đất cao; hệ thống kênh mương mỏng và yếu, mặt bằng ruộng không đồng nhất, dễ bị vỡ hệ thống kênh khi có mưa lớn...

Trên cơ sở lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân, đại diện các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục tuyên truyền, vận động, giải thích để người dân hiểu rõ hơn về hiệu quả từ việc chuyển đổi mô hình sản xuất lúa nương rẫy sang lúa nước; áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất sẽ giải phóng sức lao động, đẩy nhanh tiến độ... Hội nghị nhằm tiếp tục giúp người dân thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống.

Có thể bạn quan tâm

Các đảng viên, cán bộ, công chức xã Phú Cần sinh hoạt định kỳ hàng tuần việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Nam

Phú Cần áp dụng công nghệ số trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiệu quả, Đảng uỷ xã Phú Cần (huyện Krông Pa) đã áp dụng công nghệ thông qua phần mềm Kahoot (Phần mềm trắc nghiệm online miễn phí) và đã được đội ngũ cán bộ, công chức của xã đón nhận và hưởng ứng nhiệt tình.

Chuyện gùi hàng về căn cứ

Chuyện gùi hàng về căn cứ

(GLO)- Dốc An Toàn, dốc Ông Hương, đường Ông Dũng, dốc Thò Lò... là những địa danh mà ai đã từng tham gia gùi hàng từ Bình Định, Quảng Ngãi về căn cứ tỉnh Gia Lai trong kháng chiến đều không thể nào quên.

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.