Chư Prông chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng, từ đầu năm đến nay, tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn huyện Chư Prông được ngăn chặn có hiệu quả. Số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại được kéo giảm so với cùng kỳ năm trước.

Ông Trần Anh Tài-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Prông-thông tin: Theo kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2024, huyện Chư Prông hiện có hơn 72.545 ha đất có rừng. Diện tích này do 11 xã và 2 đơn vị quản lý. Với đặc thù địa bàn rộng, lực lượng bảo vệ rừng mỏng nên công tác quản lý, bảo vệ rừng của địa phương gặp không ít khó khăn.

“Nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng xâm hại tài nguyên rừng, Hạt Kiểm lâm huyện thường xuyên phối hợp với các chủ rừng tăng cường tuần tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm.

Ngoài ra, Hạt còn phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Nhờ vậy, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp trong những tháng đầu năm nay giảm so với cùng kỳ năm ngoái”-ông Tài cho hay.

1-7813.jpg
Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Muer (xã Ia Mơ) tiến hành tuần tra, kiểm soát tại lâm phần đơn vị quản lý. Ảnh: N.D

Từ đầu năm đến nay, qua công tác tuần tra, kiểm soát, các lực lượng chức năng đã phát hiện 7 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 5 vụ so với cùng kỳ năm ngoái. Các hành vi vi phạm chủ yếu gồm: vận chuyển lâm sản trái pháp luật (5 vụ), phá rừng (1 vụ), tàng trữ lâm sản trái phép (1 vụ).

Ông Nguyễn Tuấn Anh-Chủ tịch UBND xã Ia Mơ-cho biết: Hiện nay, xã quản lý, bảo vệ hơn 14.000 ha rừng. Tuy nhiên, xã không được bố trí lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách nên gặp một số khó khăn, bất cập.

Còn ông Nguyễn Trung Văn-Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Muer (xã Ia Mơ) chia sẻ: Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 3 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp trên lâm phần đơn vị quản lý. So với cùng kỳ năm ngoái thì số vụ không tăng, không giảm.

Tuy nhiên, hiện nay, công tác quản lý, bảo vệ rừng của đơn vị gặp khó do một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng vẫn lén lút khai thác lâm sản trái phép, ken cây để lấn chiếm đất sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, lực lượng quản lý bảo vệ rừng chuyên trách của đơn vị khá mỏng, quyền hạn của chủ rừng còn hạn chế khi chỉ có quyền lập biên bản vi phạm ban đầu, bảo vệ hiện trường để trình báo cấp có thẩm quyền.

truong-ban-quan-ly-rung-phong-ho-ia-muer-ben-phai-kiem-tra-rung.jpg
Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Muer( bên phải) kiểm tra rừng. Ảnh: N.D

Đề cập giải pháp quản lý, bảo vệ rừng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện nhấn mạnh: “Thời gian tới, UBND huyện vẫn duy trì 3 tổ liên ngành thường xuyên tuần tra, truy quét ở những địa bàn trọng điểm nhằm bảo vệ tài nguyên rừng.

Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm huyện tiếp tục phối hợp với lực lượng chức năng và các đơn vị chủ rừng triển khai quyết liệt hoạt động tuần tra, kiểm soát. Ngoài ra, đơn vị sẽ chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn nắm bắt tình hình từ người dân và những cơ sở chế biến lâm sản nhằm kiểm tra đột xuất, phát hiện sớm các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp”.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

(GLO)- Sau một thời gian gần như bị lãng quên, nhiều người có xu hướng quay trở lại nghe nhạc bằng băng cassette. Với họ, đây không chỉ là phương tiện để nghe nhạc, mà còn là nơi để tìm lại ký ức của một thời đã qua. 

Đón con cổng trường

Đón con cổng trường

(GLO)- Đi ngang qua cổng một trường tiểu học trong thành phố, tôi thấy những chiếc xe máy của phụ huynh được dựng ngay ngắn, đầu xe hướng xuống đường, tuần tự xe trước xe sau. Hình ảnh ấy đã gợi cho tôi nhiều suy nghĩ.

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.