Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

1d.jpg
Cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ kiểm tra những diện tích rừng liền kề với rẫy sản xuất của người dân. Ảnh: N.D

Gia Lai hiện có khoảng 650.668 ha đất có rừng, trong đó, rừng tự nhiên khoảng 478.681 ha, rừng trồng 158.710 ha, rừng trồng chưa thành rừng hơn 13.276 ha. Những tháng đầu năm 2025, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm so với cùng kỳ năm ngoái và không xảy ra các vụ xâm hại tài nguyên rừng quy mô lớn.

Ông Trương Quốc Dụng-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa-thông tin: Những năm trước đây, công tác quản lý, bảo vệ rừng của địa phương gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng mỏng nên các đối tượng đã lợi dụng thực hiện các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

Việc triển khai thực hiện phương án lắp đặt, quản lý, vận hành camera an ninh hỗ trợ giám sát quản lý, bảo vệ rừng kết hợp giám sát an ninh trật tự đã giúp công tác quản lý, bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao hơn. Từ cuối năm 2024 đến nay, các cơ quan chức năng của huyện đã phát hiện, bắt giữ 6 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 2 vụ so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa, để có kết quả này, ngay từ đầu năm, đơn vị đã chủ động tham mưu UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các xã có rừng, đơn vị chủ rừng tăng cường phối hợp, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát hiện kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, chủ động nắm bắt, trao đổi thông tin, phối hợp tuần tra, truy quét ở những điểm “nóng”, khu vực rừng giáp ranh với các tỉnh lân cận để phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Còn tại huyện Chư Păh, từ đầu năm 2025 đến nay, lực lượng chức năng chưa phát hiện tổ chức, cá nhân nào vi phạm Luật Lâm nghiệp.

Ông Nguyễn Ngọc Ni-Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Păh-cho biết: Thời gian qua, đơn vị thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng của huyện, UBND xã và đơn vị chủ rừng tổ chức tuần tra, kiểm soát tại những địa bàn trọng điểm. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân sống gần rừng cùng tham gia quản lý, bảo vệ rừng.

Thông tin từ Chi cục Lâm nghiệp-Kiểm lâm tỉnh (Sở Nông nghiệp và Môi trường), từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng của tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 38 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 24 vụ so với cùng kỳ năm trước. Tang vật vi phạm được thu giữ gồm: 25 m3 gỗ loại thông thường, 36,6 ster củi, 3 xe ô tô, 18 xe công nông, 25 xe máy, diện tích rừng bị phá 1,8 ha (giảm 4,5 ha). Cơ quan chuyên môn xử phạt vi phạm hành chính 21 vụ với số tiền hơn 117 triệu đồng, tịch thu 6,4 m3 gỗ các loại. Hiện đang tiếp tục xác minh, xử lý 17 vụ. Các địa phương có số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm như: huyện Kbang, huyện Chư Prông, thị xã Ayun Pa…

Ông Trương Thanh Hà-quyền Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp-Kiểm lâm tỉnh-cho hay: Thời gian qua, Chi cục thường xuyên tham mưu UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo các địa phương triển khai quyết liệt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn. Nhờ đó, tình trạng phá rừng làm rẫy, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật được ngăn chặn, xử lý kịp thời.

22d.jpg
Các lực lượng chức năng của tỉnh diễn tập phòng chống cháy rừng trong mùa khô 2024-2025. Ảnh: N.D

Trên thực tế, công tác quản lý, bảo vệ rừng đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, theo ông Hà, khó khăn hiện nay là thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, diện tích rừng trồng đan xen với diện tích nương rẫy nên khó kiểm soát người dân mang lửa vào rừng sử dụng dễ gây cháy rừng. Tình trạng vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp có giảm nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp tại một số địa phương như: Chư Prông, Kông Chro…

Công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong trao đổi thông tin nhiều thời điểm chưa kịp thời. Ngoài ra, chưa có sự thống nhất giữa Luật Lâm nghiệp và Luật Đất đai trong việc giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho hộ gia đình, cá nhân quản lý...

“Thời gian tới, Chi cục tiếp tục tham mưu các cấp, ngành của tỉnh triển khai kế hoạch điều tra, kiểm kê rừng, xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch lâm nghiệp quốc gia trên địa bàn. Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện xây dựng hệ thống kênh nhánh thủy lợi Ia Mơr.

Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và kiểm lâm địa bàn tăng cường phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng, UBND các xã trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”-quyền Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp-Kiểm lâm tỉnh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

(GLO)- Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã lan tỏa sâu rộng tại xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Trong số đó, ông Lương Bích Ngọc-Hội viên Chi hội Nông dân thôn Thanh Bình là điển hình tiêu biểu.

null