Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mô hình thí điểm “Phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với việc trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững” tại buôn Ama Giai (xã Đất Bằng) do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) triển khai bước đầu phát huy hiệu quả.

Mô hình đã góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, tạo thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) địa phương.

Buôn Ama Giai có 184 hộ, trong đó có 73 hộ nghèo, 51 hộ cận nghèo. Từ năm 2023 đến nay, buôn có 15 hộ đăng ký quản lý, bảo vệ 323,67 ha rừng. Thời gian tham gia quản lý là 50 năm. Để đồng bào DTTS thực hiện tốt vai trò chủ rừng, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã xây dựng mô hình thí điểm “Phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với việc trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững” tại buôn Ama Giai với 15 hộ dân đăng ký tham gia.

Thời gian thực hiện mô hình từ tháng 11-2024 đến tháng 11-2025. Để các hộ phát triển chăn nuôi, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” huyện đã xuất 108 triệu đồng hỗ trợ 5 hộ nghèo và 4 hộ cận nghèo mua vật nuôi. Đồng thời, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cho các hộ tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững.

Gia đình ông Rah Lan Yơn thuộc diện hộ nghèo. Khi tham gia mô hình, gia đình ông được hỗ trợ 12 triệu đồng để mua bò sinh sản. Ông phấn khởi nói: “Năm 2024, khi có chủ trương của Nhà nước giao đất, giao rừng cho người dân quản lý, tôi đăng ký và được giao 26 ha tại tiểu khu 1349.

Từ khi nhận đất rừng, hàng tuần, tôi thường xuyên kiểm tra để kịp thời ngăn chặn các hành vi chặt phá rừng hoặc đốt nương rẫy gây cháy rừng. Giờ đây, ngoài việc có nguồn thu nhập hơn 10 triệu đồng/năm từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, tôi còn được khai thác lâm sản phụ dưới tán rừng.

Mới đây, tôi được Nhà nước hỗ trợ tiền mua bò sinh sản để phát triển chăn nuôi dưới tán rừng. Tôi sẽ cố gắng giữ rừng thật tốt”.

anh-kpa-luoi-cho-hay-khi-anh-nhan-rung-la-xac-dinh-viec-cham-soc-bao-ve-trong-rung-va-dua-vao-rung-de-phat-trien-kinh-te.jpg
Anh Kpă Lưỡi cho hay khi anh nhận khoán bảo vệ rừng là xác định việc chăm sóc, bảo vệ, trồng rừng và dựa vào rừng để phát triển kinh tế. Ảnh: L.N

Gia đình anh Kpă Lưỡi thuộc diện hộ cận nghèo. Năm 2023, anh đăng ký nhận quản lý 16 ha rừng. Ngoài diện tích rừng được giao quản lý và 1,2 ha bạch đàn của gia đình, anh còn chăn nuôi bò dưới tán rừng.

Hàng năm, nguồn thu nhập từ tiền dịch vụ môi trường rừng giúp gia đình có thêm nguồn vốn phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Đầu tháng 12-2024, gia đình anh được hỗ trợ 12 triệu đồng mua bò sinh sản để nuôi dưới tán rừng.

“Mình sẽ gắn bó lâu dài với việc bảo vệ rừng và dựa vào rừng để phát triển kinh tế. Sắp tới, mình sẽ tìm hiểu thêm những loại cây trồng phù hợp để trồng xen vào diện tích rừng đang quản lý”-anh Lưỡi chia sẻ.

Cùng chung niềm vui, ông Rah Lan Đang cho biết: “Năm 2024, gia đình tôi được Nhà nước giao quản lý 20 ha rừng. Các thành viên trong gia đình thay phiên nhau bảo vệ rừng và tuyên truyền để người dân không phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy. Vừa rồi, gia đình được Nhà nước hỗ trợ 1 con bò sinh sản. Tôi sẽ cố gắng chăn nuôi dưới tán rừng để phát triển kinh tế”.

ong-rah-lan-dang-cham-soc-dan-bo-cua-gia-dinh.jpg
Ông Rah Lan Đang chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: L.N

Trao đổi với P.V, ông Trịnh Thanh Khiết-Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, Trưởng ban vận động và triển khai thực hiện mô hình “Phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với việc trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững” tại buôn Ma Giai-cho biết: “Mô hình đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS, phát huy lợi thế của địa phương, đồng thời còn bảo tồn và phát triển các loại gỗ quý, dược liệu và lâm sản dưới tán rừng. Đây là mô hình thí điểm nhằm tạo tiền đề để nhân rộng ra các địa phương khác”.

Có thể bạn quan tâm

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.