Ia Ko giúp hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ nguồn vốn Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xã Ia Ko (huyện Chư Sê) tập trung xây dựng dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế.

Xã Ia Ko có 1.429 hộ, trong đó, tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 62%. Do trình độ còn hạn chế, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao.

Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong 2 năm (2022-2023), xã Ia Ko được huyện Chư Sê phân bổ hơn 1,6 tỷ đồng xây dựng các dự án hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo để phát triển kinh tế.

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của các cấp, ngành, UBND xã tiến hành họp dân, thành lập nhóm cộng đồng để người dân lựa chọn, đề xuất nhu cầu hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi phù hợp.

Qua rà soát, các nhóm cộng đồng ở 5 thôn, làng đều thống nhất chọn mô hình nuôi bò sinh sản làm sinh kế vì phù hợp với tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số, nguồn thức ăn tại chỗ dồi dào, bò lại dễ chăm sóc hơn các loài vật nuôi khác. Trên cơ sở đó, chính quyền hỗ trợ con giống, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh, còn người dân đối ứng xây dựng chuồng trại chăn nuôi.

chi-siu-ha-dang-cat-co-cham-soc-bo-ho-tro.jpg
Chị Siu Hạ đang cắt cỏ chăm sóc bò. Ảnh: N.D

Trong 2 năm (2022-2023), xã đã cấp 115 con bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo. Chị Siu Hạ (làng O Bung) cho biết: Gia đình chị thuộc diện cận nghèo bởi ít đất sản xuất, con đông. Mọi chi phí sinh hoạt hàng ngày của gia đình đều trông chờ vào việc làm thuê của chồng chị.

“Năm 2023, được Nhà nước quan tâm hỗ trợ bò sinh sản, tôi mừng lắm. Tận dụng diện tích đất vườn, tôi xây dựng chuồng nuôi nhốt, trồng thêm cỏ để chăm sóc bò sớm sinh sản gầy đàn. Hy vọng gia đình sớm vươn lên thoát nghèo từ chăn nuôi bò”-chị Hạ tâm sự.

Tương tự, ông Kpuih Brai (làng Tai Glai) phấn khởi cho hay: Cuộc sống gia đình ông rất khó khăn. Nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào công việc làm thuê hàng ngày nhưng cũng bấp bênh vì phụ thuộc theo vụ mùa. “Năm 2023, tôi được hỗ trợ 1 con bò sinh sản. Nhờ chăm sóc tốt, đến nay, bò mẹ đã đẻ bê con”-ông Brai chia sẻ.

1-6488.jpg
Ông Kpuih Brai (làng Tai Glai) cho biết, nhờ được chăm sóc tốt, đến nay, bò mẹ đã đẻ bê con. Ảnh: N.D

Ông Phạm Xuân Anh-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Ko-thông tin: Xã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan của huyện tập trung hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo theo đề xuất của người dân. Số bò sinh sản được người dân nuôi dưỡng, chăm sóc tốt. Hiện hơn 10 con bò mẹ đã sinh bê con.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND xã Ia Ko: Qua rà soát mới đây, xã còn 114 hộ nghèo, chiếm 7,98%, giảm 90 hộ so với cuối năm 2023. Bên cạnh đó, xã còn 74 hộ cận nghèo, tăng 5 hộ so với cuối năm 2023.

Thời gian tới, UBND xã tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân chăm sóc đàn bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3 để phát huy hiệu quả cao nhất. Đồng thời, tiếp tục huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo có điều kiện nâng cao thu nhập.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Giá cà phê arabica cao hơn robusta 2.000 USD/tấn, vì sao?

Giá cà phê arabica cao hơn robusta 2.000 USD/tấn, vì sao?

Người trồng cà phê như được tặng quà Giáng sinh khi ngay trong phiên giao dịch đêm 24.12, giá cà phê đồng loạt tăng trên cả 2 sàn London và New York, kéo thị trường nội địa tăng theo. Tuy nhiên hiện nay, giá cà phê arabica đang nới rộng khoảng cách với robusta, vì sao?

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.