(GLO)- Là một trong những mục tiêu của Đề án ưu tiên "Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030" nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động KH và CN ngành chăn nuôi đáp ứng yêu cầu CNH, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
(GLO)- Sáng 2-4, tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai.
Hoạt động sản xuất các sản phẩm thịt nhân tạo từ phòng thí nghiệm được dự báo sẽ thay đổi ngành chăn nuôi toàn cầu, giống như cách ôtô điện đang làm rung chuyển ngành công nghiệp ôtô truyền thống.
(GLO)- Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, năm 2023, các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai đã huy động mọi nguồn lực để bao phủ vắc xin cho đàn vật nuôi.
(GLO)- Để giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt khoảng 9.821 tỷ đồng, đưa tỷ trọng ngành chiếm trên 24% trong cơ cấu nông nghiệp, tỉnh Gia Lai triển khai nhiều giải pháp, đặc biệt là công tác kiểm soát mật độ chăn nuôi, đẩy mạnh xây dựng các chuỗi liên kết, kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến.
(GLO)- Toàn tỉnh hiện Gia Lai có 25 dự án chăn nuôi đã đi vào hoạt động với số lượng trên 49 ngàn con bò và hơn 201,9 ngàn con heo. Trong đó, nhiều dự án đi vào hoạt động khi chưa hoàn thiện các thủ tục hồ sơ về môi trường, chưa hoàn thiện việc xây dựng các công trình xử lý chất thải dẫn đến ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh.
(GLO)- Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Gia Lai có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành chăn nuôi quy mô tập trung, ứng dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín theo chuỗi liên kết. Thời gian qua, tỉnh đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, quá trình triển khai các dự án vẫn còn bất cập, nhất là liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Thực tế này đòi hỏi tỉnh phải có những giải pháp hiệu quả để phát triển bền vững ngành chăn nuôi.
Là nước có tổng đàn gia súc, gia cầm hàng đầu châu Á và nằm trong top 10 thế giới, nên câu hỏi vì sao VN chưa xuất khẩu được thịt đã được đặt ra từ hàng chục năm trước.
(GLO)- Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, phòng-chống và kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo môi trường là mục tiêu mà ngành chăn nuôi tỉnh Gia Lai đang hướng tới.
(GLO)- Gia Lai được đánh giá là địa phương có nhiều lợi thế phát triển chăn nuôi. Do đó, tỉnh tích cực đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này, nhất là chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại ứng dụng công nghệ cao và chuỗi khép kín.
Trại gà 35.000 con của chị Nguyễn Thị Hương (thôn Phượng Nghĩa, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là điểm sáng của ngành chăn nuôi Hà Nội với việc tận dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
(GLO)- Những năm gần đây, ngành chăn nuôi có sự chuyển dịch từ nhỏ lẻ, phân tán sang quy mô tập trung theo chuỗi liên kết khép kín. Đây là bước đi nhằm nâng cao chất lượng, giá trị các loài vật nuôi và ổn định thị trường tiêu thụ, hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững.
Trước tình hình giá thịt lợn “phi mã“, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường lo ngại: “Nếu cứ đà tăng như hiện nay thì rất nguy hiểm, sẽ dẫn đến hệ lụy xấu là phá vỡ ngành chăn nuôi, rối loạn thị trường thịt lợn“.
Theo Bộ Công Thương, việc nhập khẩu thịt gà trong thời gian qua có thể tác động một phần nào nhưng không phải là nguyên nhân chủ yếu tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi trong nước, gây giảm giá thịt gà tại Đông Nam Bộ.
Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) vẫn tiếp tục lây lan ra nhiều vùng miền trên cả nước, đặc biệt hệ lụy của dịch bệnh này còn âm ỉ trong thời gian dài. Vì vậy, bên cạnh việc quyết liệt khống chế dịch, Bộ NNPTNT đang xem xét tổ chức lại ngành chăn nuôi, đẩy mạnh chăn nuôi lợn an toàn sinh học và chú trọng phát triển chăn nuôi gia cầm, thuỷ sản, các loại gia súc ăn cỏ…
Sau nhiều năm “mải mê“ đầu tư nuôi lợn mà ít chú ý đến các vật nuôi khác, cơ cấu chăn nuôi trong nước đang mất cân đối nghiêm trọng. Đặc biệt khi dịch tả lợn châu Phi hoành hành, thiệt hại không chỉ về kinh tế mà còn cả xã hội và môi trường.