Thịt nhân tạo liệu có thể thay thế được thịt truyền thống trên bàn ăn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hoạt động sản xuất các sản phẩm thịt nhân tạo từ phòng thí nghiệm được dự báo sẽ thay đổi ngành chăn nuôi toàn cầu, giống như cách ôtô điện đang làm rung chuyển ngành công nghiệp ôtô truyền thống.
  • Thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm. Nguồn: Shutterstock

    Thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm. Nguồn: Shutterstock

Thịt được nuôi trồng từ tế bào - không cần nuôi và giết mổ động vật - giờ đây đã trở thành hiện thực. Nhưng liệu các sản đến từ phòng thí nghiệm này có thể xuất hiện rộng rãi trên bàn ăn của con người?

Theo thống kê trên trang tin AP, hiện có 150 công ty khởi nghiệp đang tiến hành nghiên cứu và có kế hoạch phân phối các sản phẩm thịt nhân tạo với hương vị như thịt thật ra thị trường.

Do nhu cầu thịt trên thế giới luôn tăng, ngành sản xuất thịt nhân tạo tuy còn non trẻ nhưng vô cùng tiềm năng.

Hoạt động sản xuất các sản phẩm thịt từ phòng thí nghiệm được dự báo sẽ thay đổi ngành chăn nuôi toàn cầu, giống như cách ôtô điện đang làm rung chuyển ngành công nghiệp ôtô truyền thống.

“Thịt là yếu tố quan trọng trong tiến trình tiến hóa của con người, là một phần của văn hóa ẩm thực,” Yakov Nahmias, người đồng sáng lập kiêm phụ trách kỹ thuật của công ty thịt nhân tạo Future Meat, cho biết. Nhưng “chúng ta đã ưu tiên số lượng hơn là môi trường và tính bền vững.”

Các công ty sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm đang cố gắng mở rộng quy mô sản xuất. Bằng cách hợp tác với các công ty thịt truyền thống, những công ty này ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư và mở các cơ sở sản xuất mới ở Mỹ cũng như các quốc gia khác.

Tuy nhiên, hầu hết người dùng hiện nay khi nhắc đến thịt vẫn luôn có xu hướng liên tưởng về các trang trại. Do đó, họ còn nhiều hoài nghi về tính an toàn và hương vị của các loại thịt nhân tạo.

Trong cuộc thăm dò của AP-NORC, chỉ 18% người trưởng thành ở Mỹ cho biết họ muốn ăn thử thịt trong phòng thí nghiệm. 30% người tham gia khảo sát cho biết họ còn phân vân.

Các công ty sản xuất thịt nhân tạo đang nỗ lực mở rộng quy mô sản xuất. Nguồn: Shutterstock

Các công ty sản xuất thịt nhân tạo đang nỗ lực mở rộng quy mô sản xuất. Nguồn: Shutterstock

Những người dưới 45 tuổi có nhiều khả năng thử thịt nhân tạo hơn người lớn tuổi và nam giới có khả năng cao hơn phụ nữ.

Khi những người không muốn thử thịt nhân tạo được yêu cầu chọn từ danh sách các lý do tại sao, một nửa cho biết họ lo ngại vấn đề an toàn.

Tại thời điểm này, chỉ có một số ít người đã thử ăn thịt nhân tạo. Ví dụ, một nhóm người đã thử ăn thịt gà nhân tạo tại Công ty Good Meat của Mỹ gần đây cho biết họ thích món này và sẽ ăn lại.

“Khi cắn vào miếng thịt, bạn sẽ thấy được độ mềm và mọng nước," Karen Hunt, người tham gia ăn thử, cho biết miếng thịt nhân tạo đem tới hương vị như thịt gà bình thường. “Tôi rất ngạc nhiên và hương vị đó rất tuyệt.”

Kenzo Khoo, một sinh viên khoa Dinh dưỡng học tại Đại học California, cho biết anh sẽ ăn thịt nhân tạo thường xuyên, nếu mặt hàng này được bán với giá phải chăng.

“Tôi chắc chắn sẽ mua, trước hết là vì tính thân thiện với môi trường của loại thịt này. Cá nhân tôi không cảm nhận được bất kỳ sự khác biệt nào của thịt nhân tạo so với thịt truyền thống,” anh chia sẻ.

Công ty Tư vấn quản lý McKinsey & Company dự báo hàng triệu tấn thịt nhân tạo có thể được sản xuất vào năm 2030. Tuy nhiên, con số đó có thể vẫn không đủ để bù đắp lượng thịt động vật được tiêu thụ ngày càng tăng hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thành triển khai Bệnh án điện tử, kết nối dữ liệu y tế quốc gia KIOS thông minh

Hoàn thành triển khai Bệnh án điện tử, kết nối dữ liệu y tế quốc gia KIOS thông minh

(GLO)- Đến ngày 30-6, toàn bộ các cơ sở khám-chữa bệnh công lập thuộc tỉnh Bình Định (cũ) đã hoàn thành 3 nhiệm vụ trọng tâm trong lộ trình chuyển đổi số ngành Y tế gồm: lắp đặt KIOS thông minh, triển khai bệnh án điện tử và kết nối thành công với hệ thống điều phối dữ liệu y tế quốc gia.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

(GLO)- Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương.

Giáo sư Nobel Vật lý Duncan Haldane lần thứ hai đến Bình Định

Giáo sư Nobel Vật lý Duncan Haldane lần thứ hai đến Bình Định

(BĐ) - Chiều 29.6, GS Duncan Handale (ĐH Princeton, Mỹ), người từng đoạt Giải Nobel Vật lý năm 2016, đã có mặt tại Bình Định để dự Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử - sự kiện do Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp với Trung tâm Vật lý lý thuyết Châu Á Thái Bình Dương tổ chức

Hội nghị quốc tế các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation

Hội nghị quốc tế các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation

(BĐ) - Ngày 29.6, Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE, TP Quy Nhơn) phối hợp Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam khai mạc Hội nghị quốc tế Từ Mê Kông đến đại dương - kết nối thế hệ trẻ của các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation.
null