Tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo nhận định của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT), nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi rất cao. Nguyên nhân do tỷ lệ được tiêm phòng thấp, trong khi các loại mầm bệnh lưu hành ở phạm vi rộng và tồn tại lâu ngoài môi trường, chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh.

Ngành chăn nuôi bị thiệt hại nặng

Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá công tác phòng-chống dịch bệnh trên động vật, thủy sản năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Gia Lai có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Theo Cục Thú y, năm 2021, cả nước có hơn 515 triệu con gia cầm, 28 triệu con heo và 6,5 triệu con bò; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 6,7 triệu tấn, sản lượng trứng gia cầm đạt khoảng 17,5 tỷ quả. Trong năm 2021, các địa phương đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng-chống dịch bệnh đối với động vật trên cạn, thủy sản. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn xảy ra trên đàn vật nuôi, gây tổn thất cho nền kinh tế. Cụ thể, dịch cúm gia cầm xảy ra tại 125 xã của 84 huyện (33 tỉnh, thành phố), buộc tiêu hủy hơn 457 ngàn con (tăng 1,6 lần so với năm 2020); bệnh dịch tả heo châu Phi xảy ra tại 3.154 xã của 409 huyện (60 tỉnh, thành phố), buộc tiêu hủy 288.668 con (tăng 3,2 lần so với năm 2020); bệnh lở mồm long móng xảy ra tại 89 xã của 47 huyện (18 tỉnh, thành phố), với 3.407 con mắc bệnh, tiêu hủy 349 con; bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò xảy ra 4.349 xã (55 tỉnh, thành phố), với 207.687 con mắc bệnh, tiêu hủy 29.182 con. Ngoài ra, cả nước có 53 người tử vong vì bệnh dại… Để triển khai công tác phòng-chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT xuất cấp 501.300 lít hóa chất sát trùng phòng-chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cho 32 tỉnh, thành phố; 511 tấn hóa chất sát trùng phòng-chống dịch bệnh thủy sản cho 15 tỉnh, thành phố; hỗ trợ 150.000 liều vắc xin lở mồm long móng và 60.000 liều vắc xin type O cho 5 tỉnh.

 Nhân viên thú y Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Đoa tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn bò của người dân. Ảnh: Nguyễn Diệp
Nhân viên thú y Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Đoa tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn bò của người dân. Ảnh: Nguyễn Diệp


Tại Gia Lai, năm 2021 có hơn 14.400 con trâu, 434.170 con bò, 462.000 con heo, 4 triệu con gia cầm; tổng diện tích nuôi trồng và khai thác thủy sản khoảng 15.390 ha. Trong năm, trên địa bàn xuất hiện một số dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi như: bệnh viêm da nổi cục làm 20.710 con mắc bệnh, 2.390 con chết tiêu hủy; bệnh dịch tả heo châu Phi làm 1.106 con mắc bệnh. Trong năm qua, các ngành, địa phương đã tổ chức tiêm khoảng 7,5 triệu liều vắc xin các loại cho đàn gia súc, gia cầm; tổ chức 3 đợt tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm

Theo Cục Thú y, trong năm 2022, nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện trên đàn vật nuôi là rất cao. Riêng từ đầu năm đến nay, bệnh cúm gia cầm phát sinh 4 ổ dịch tại tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình, TP. Hà Nội với 13.600 con chết; bệnh dịch tả heo châu Phi xảy ra tại 321 xã (36 tỉnh, thành phố), buộc tiêu hủy 19.628 con; bệnh viêm da nổi cục xảy ra tại 17 xã (2 tỉnh, thành phố) làm 15 con trâu, bò mắc bệnh.

Trước tình hình đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên cho biết: Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các kế hoạch phòng-chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản. Theo kế hoạch, trong năm 2022, toàn tỉnh tổ chức tiêm 649.450 liều vắc xin lở mồm long móng; 278.357 liều vắc xin viêm da nổi cục; 221.875 liều vắc xin tụ huyết trùng; 362.580 liều vắc xin tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả heo; 23.280 liều vắc xin dại chó, mèo và sử dụng hơn 17.000 lít hóa chất tiêu độc khử trùng...

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến: Diễn biến dịch bệnh trên đàn vật nuôi và thủy sản ngày càng phức tạp, Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các ngành liên quan và địa phương tiếp tục bố trí nguồn lực để tổ chức có hiệu quả các chương trình, kế hoạch quốc gia phòng-chống dịch bệnh trên động vật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh; kiện toàn, củng cố hệ thống thú y các cấp; chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện. Tăng cường quản lý, xây dựng, phát triển, nghiên cứu các loại thuốc, vắc xin để phòng-chống dịch bệnh; tăng cường kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.

 

 LÊ NAM

 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.