Những chuyện phía sau thịt nhập

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Là nước có tổng đàn gia súc, gia cầm hàng đầu châu Á và nằm trong top 10 thế giới, nên câu hỏi vì sao VN chưa xuất khẩu được thịt đã được đặt ra từ hàng chục năm trước.

Thế nhưng, gần 10 năm nhìn lại, ngành chăn nuôi trong nước không những chưa trả lời được câu hỏi trên mà còn khốn khổ bởi thịt ngoại ngay tại sân nhà. Chúng ta vẫn, đã, đang nhập siêu các loại thịt.

Đơn cử năm 2022, số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết VN đã chi 1,49 tỉ USD nhập thịt trong khi xuất khẩu chưa tới 85 triệu USD. Cũng có nghĩa là nhập siêu trong ngành thịt lên tới 1,35 tỉ USD. Lùi lại năm 2021, VN xuất khẩu khoảng 18.000 tấn thịt và sản phẩm thịt, đạt hơn 72 triệu USD. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu thịt vẫn cao gấp khoảng 20 lần so với xuất khẩu thịt. Còn tính tất cả nhóm sản phẩm chăn nuôi thì năm 2021 xuất khẩu đạt 440 triệu USD, nhưng nhập khẩu ước trên 3,4 tỉ USD, nhập siêu 2,96 tỉ USD.

Xuất khẩu èo uột trong khi nhập khẩu ồ ạt, hệ quả là ngành chăn nuôi trong nước đang đối mặt với khó khăn nhất từ trước đến nay khi giá thịt heo, gà rớt thảm. Ở thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai, chuyện heo, bò, gà "ăn" cả sổ đỏ, căn hộ... của các hộ, các trang trại đang dần trở nên phổ biến. Đến thời điểm này, ngay cả các "ông lớn" trong ngành chăn nuôi cũng gánh lỗ bạt mặt. Một số doanh nghiệp đã tuyên bố không mở rộng quy mô như kế hoạch trước đó. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì tự động treo chuồng, không tái đàn. Thế nhưng câu chuyện phía sau thịt nhập không chỉ dừng ở đó. Nó còn rất nhiều vấn đề đáng phải quan tâm.

Đầu tiên là trong tổng số thịt nhập vào VN có một lượng lớn thịt thải loại với giá rẻ bèo không biết trôi dạt về đâu. Loại thực phẩm này không chỉ góp phần bóp chết ngành chăn nuôi trong nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là nòi giống người Việt nếu tiêu dùng lâu dài.

Thứ hai, dù hội nhập đã vài thập niên, hàng Việt đã xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới và đối mặt với đủ các loại hàng rào phi thuế quan từ các nước nhập khẩu thế nhưng ở chiều ngược lại, chúng ta vẫn rất dễ dãi và "non tay" với việc bảo vệ thị trường trong nước bằng vũ khí này. Với ngành chăn nuôi, thịt thải loại, thịt "cận date"... loại thực phẩm mà ở các nước phải tốn chi phí để tiêu hủy vẫn được nhập về thị trường nội địa với giá bèo bọt rồi muốn đi đâu thì đi.

Thế thì hàng nội địa "cửa" nào cạnh tranh nổi? Nên nhớ, ngay cả Mỹ, quốc gia đi đầu trong gỡ bỏ hàng rào thuế quan cũng là nước sử dụng hàng rào kỹ thuật nhiều nhất, điêu luyện nhất để bảo vệ thị trường, bảo vệ doanh nghiệp trong nước. Đơn cử như 20 năm qua, ngành chăn nuôi cá tra của VN vẫn khốn khổ vì bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá để bảo vệ nghề nuôi cá nheo nước này đấy thôi.

Vậy tại sao chúng ta lại để các loại thịt thải loại "tung hoành", khiến người chăn nuôi và doanh nghiệp trong nước khốn khổ ngay tại chính sân nhà như vậy?

Thứ ba, sự phát triển thiếu đồng bộ của ngành chăn nuôi trong nước. Chúng ta chỉ phình về quy mô, nhưng chất lượng, các tiêu chuẩn quy chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch tễ vẫn manh mún, trì trệ. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn tới nhập siêu thịt bao năm nay. Ngay ở thời điểm hiện tại, giá heo xuống thấp, tiêu dùng trong nước sụt giảm nhưng con đường xuất khẩu lại không khả thi chủ yếu vì không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm... của các thị trường nhập khẩu.

Đi ra vướng, nội địa cũng khó, ngành chăn nuôi cần một cuộc đại phẫu để không chỉ xuất khẩu mà còn chinh phục chính người tiêu dùng trong nước về lâu dài.

Có thể bạn quan tâm

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.