Chính thức bỏ quy định "điểm sàn"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ GD-ĐT chính thức công bố một số nội dung sửa đổi quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung cấp sư phạm, trong đó có quy định về điểm ưu tiên, làm tròn điểm xét tuyển...

Một trong những thay đổi quan trọng là từ năm nay, Bộ GD-ĐT bỏ quy định “điểm sàn” nói chung. Các trường sẽ tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, công bố trên trang thông tin điện tử của trường và cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng. Nhưng riêng những ngành đào tạo giáo viên ở các trình độ ĐH, CĐ, trung cấp, căn cứ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển.

 

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển năm 2017 vào Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển năm 2017 vào Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM.

Thay đổi quy định làm tròn điểm xét tuyển

Với điểm ưu tiên, năm nay Bộ GD-ĐT quy định mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (1 điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 điểm (trước đây là 0,5 điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) không nhân hệ số theo thang điểm 10.

Điểm xét tuyển được làm tròn đến hai chữ số thập phân, đây cũng là một nội dung mới được bổ sung vào quy chế tuyển sinh và được áp dụng cho năm nay. Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, giải thích: “Giả sử tổng điểm sau khi cộng các thành phần cấu thành điểm xét tuyển của thí sinh (TS) là 14,993 thì điểm xét tuyển sẽ được làm tròn thành 14,99 chứ sẽ không làm tròn thành 15 điểm nếu dựa vào quy chế năm ngoái. Nhưng TS được 14,996 thì sẽ được làm tròn lên 15”.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng quyết định bỏ quy định chính sách ưu tiên riêng đối với học sinh ở các địa phương khu vực Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ.

Thí sinh giỏi nghề được xét tuyển thẳng

Một điểm mới được bổ sung là chính sách tuyển thẳng mở rộng ra với cả những TS có thành tích trong lĩnh vực nghề nghiệp. Người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT thì được tuyển thẳng để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đoạt giải. Những TS này nếu không dùng quyền tuyển thẳng mà vẫn đăng ký dự tuyển như TS bình thường thì được hiệu trưởng xem xét, quyết định ưu tiên xét tuyển vào trường để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đoạt giải theo quy định của từng trường.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT còn bổ sung đối tượng được giải thưởng trong các cuộc thi về mỹ thuật do Bộ VH-TT-DL tổ chức được xét tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển vào ĐH, CĐ, trung cấp các ngành đào tạo tương ứng.

Đăng ký dự thi từ ngày 1-4

Ngay sau khi ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của quy chế, Bộ GD-ĐT có văn bản hướng dẫn về tuyển sinh năm 2018. Theo hướng dẫn này, từ ngày 1 - 20.4 là khoảng thời gian các Sở GD-ĐT và các điểm thu hồ sơ tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển đợt 1 của TS.

TS có nhu cầu có thể điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sau khi có kết quả thi THPT quốc gia. Lưu ý, mỗi TS chỉ được điều chỉnh đăng ký xét tuyển 1 lần trong thời gian quy định và chỉ được sử dụng một trong hai phương thức: trực tuyến hoặc bằng phiếu đăng ký xét tuyển.

Phương thức trực tuyến chỉ được chấp nhận khi số lượng nguyện vọng sau khi điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong phiếu đăng ký dự tuyển. Thời gian điều chỉnh từ ngày 19-7 đến 17 giờ ngày 26-7.

Với điều chỉnh bằng phiếu đăng ký xét tuyển, TS được điều chỉnh tăng thêm số lượng nguyện vọng so với số lượng đã đăng ký ban đầu. Thời gian được điều chỉnh kéo dài hơn so với đăng ký trực tuyến 2 ngày.

Có hướng dẫn riêng xác định chỉ tiêu ngành sư phạm

Bộ đã ban hành thông tư quy định việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ và trung cấp các ngành đào tạo giáo viên. Căn cứ các quy định này, các trường sẽ xác định chỉ tiêu cho trường mình theo từng nhóm ngành.

Đối với việc xác định và đăng ký chỉ tiêu đào tạo sư phạm năm 2018, Bộ sẽ có hướng dẫn riêng. Theo giải thích của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, sở dĩ có yêu cầu này là do đang diễn ra tình trạng thừa giáo viên, đặc biệt đối với giáo viên phổ thông và sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm nên Bộ phải triển khai rà soát, điều chỉnh chỉ tiêu cho phù hợp.

Trường phải công khai thông tin mới được tuyển sinh

Từ năm nay, tất cả các trường ĐH, CĐ và trung cấp nhóm ngành sư phạm phải công bố đề án tuyển sinh năm 2018. Trong đề án, trường phải cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng: cơ sở vật chất (phòng học, phòng thực hành/thí nghiệm và các trang thiết bị chính yếu, học liệu), đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo, tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 năm gần nhất so với năm tuyển sinh theo khối ngành.

Trong trường hợp thay đổi nội dung đề án, trường phải công bố, công khai trước ít nhất 10 ngày tính đến ngày đầu tiên TS điều chỉnh nguyện vọng và có trách nhiệm thông báo tới TS có liên quan về việc thay đổi nội dung đề án của trường. Các trường không công khai đầy đủ các thông tin theo quy định này thì không được thông báo tuyển sinh. Trường hợp kê khai thông tin không đúng với điều kiện thực tế thì bị xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.

Quý Hiên/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.