Chính quyền các tỉnh phía bắc Thái Lan sơ tán dân do lũ lụt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Chính quyền các tỉnh miền Bắc Thái Lan hôm 9/10 buộc phải sơ tán người dân sau nhiều ngày mưa lớn làm nước sông, suối và hồ chứa dâng cao, gây ngập lụt nghiêm trọng.
Các tỉnh phía bắc Thái Lan ban hành lệnh sơ tán dân vì lũ lụt. Ảnh: The Nation

Các tỉnh phía bắc Thái Lan ban hành lệnh sơ tán dân vì lũ lụt. Ảnh: The Nation

Tại tỉnh Chiang Rai, nước sông Chan dâng cao, làm ngập ít nhất 8 ngôi làng ở huyện Mae Chan. Đường cao tốc Chan-Mae Ai của tỉnh này cũng bị ngập sâu. Nước lũ cũng đã làm hư hỏng một số cây cầu, khiến nhiều thôn, làng bị cô lập.

Tỉnh Nan thì nhiều đoạn Quốc lộ 101 kết nối với tỉnh Phrae lân cận bị ngập từ 30 cm tới 1 mét, gây ách tắc giao thông. Chính quyền tỉnh cũng ghi nhận một số vụ lở đất ở huyện Wiang Sa, làm đổ cây cối, cột điện và gây cản trở giao thông, nhưng không thiệt hại về người.

Chính quyền tỉnh Phitsanulok đã chuyển những bộ dụng cụ sinh tồn và nhu yếu phẩm cho hơn 300 hộ gia đình ở quận Wang Thong, khu vực bị ngập nước nghiêm trọng kể từ cuối tuần trước.

Tại quận Pho Prathap Chang, tỉnh Phichit, người dân phải dựng lưới đánh cá xung quanh cửa sổ tầng một để ngăn rắn theo dòng lũ tràn vào nhà.

Đê sông Yom bị vỡ sau những trận mưa lớn và liên tục hôm 7/10, làm ngập 4 huyện của tỉnh Phichit là Sam Ngam, Pho Prathap Chang, Bueng Narang và Bang Mun Nak, gây ảnh hưởng tới hơn 600 hộ gia đình sinh sống tại đây.

Ngày 9/10, nước sông Yom tràn vào các cộng đồng dân cư sinh sống ở ven sông. Hàng trăm ha lúa ở tỉnh Phichit bị ngập sâu trong lũ.

Cục Khí tượng Thủy văn Thái Lan cảnh báo lũ lụt còn diễn biến phức tạp trong những ngày tới tại nhiều địa phương trên cả nước do mưa lớn kéo dài trong nửa đầu tháng 10.

Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Cùng với cả nước, TP. Pleiku đã và đang huy động nhiều nguồn lực tập trung triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn với tinh thần khẩn trương, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30-4-2025.

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

(GLO)- Bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đội ngũ hòa giải viên ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã kịp thời giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong dân, góp phần giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.