Chìm tàu cá, 4 ngư dân mất tích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tàu cá của ngư dân ở Nghệ An đánh bắt trên biển, đang trên đường vào bờ thì bị chìm khiến 4 ngư dân mất tích.

Sáng 19.3, thông tin từ Trạm Kiểm soát Biên phòng Lạch Quèn (Đồn Biên phòng Quỳnh Thuận, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) cho biết, lực lượng chức năng đang tích cực tìm kiếm 4 ngư dân và 1 tàu cá mất tích trên biển do chìm tàu.

Trước đó, tối 18.3, đơn vị nhận được tin báo từ ngư dân phản ánh tàu cá mang số hiệu NA-80209-TS do ông Nguyễn Văn Cương (40 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu) làm thuyền trưởng, bị chìm trên vùng biển giáp ranh giữa Nghệ An và Hà Tĩnh.

Tàu cá này rời lạch Quèn ngày 17.3, trên tàu có 4 thuyền viên, hành nghề lưới kéo. Khi tàu đang trên đường vào lạch, cách đảo Mắt khoảng 5 - 6 hải lý thì bị chìm chưa rõ nguyên nhân. Tàu chìm khiến 4 ngư dân, gồm ông Nguyễn Văn Cương, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi), anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi), đều ngụ H.Quỳnh Lưu, bị mất tích.

Một tàu cá đi qua khu vực này, ngư dân trên tàu đã phát hiện dây kéo lưới của tàu cá gặp nạn và đã buộc dây vào tàu, chờ cơ quan chức năng đến cứu hộ.

Sau khi nhận tin báo, Đồn Biên phòng Quỳnh Thuận đã phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện phương án cứu hộ, đồng thời phát thông tin tìm kiếm cứu nạn để các tàu, thuyền đang đánh bắt hoặc đi ngang qua khu vực tàu cá gặp nạn quan sát, hỗ trợ tìm kiếm.

Theo Khánh Hoan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Đường từ trung tâm xã Đăk Song đến các xã phía Đông huyện Kông Chro đã được bê tông hóa. Ảnh: N.D

Xã vùng sâu chuyển mình

(GLO)- Những ngày tháng tư lịch sử, có dịp thăm lại các xã phía Đông huyện Kông Chro (gồm Sró, Đăk Song, Đăk Pling, Đăk Kơ Ning), chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn sự khởi sắc của vùng quê một thời đối diện với bao khó khăn, thiếu thốn.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.