Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất viên nén chất đốt Wood Pellet

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp vừa ký cấp giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất viên nén chất đốt triển khai tại thị xã An Khê.

Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp đã ký cấp Giấy phép môi trường số 21/GPMT-UBND cho Công ty TNHH Phú An Thành Gia Lai (75 Lê Đại Hành, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án Nhà máy sản xuất viên nén chất đốt Wood Pellet (địa điểm triển khai tại B01-B02-B03-B04-B05, Cụm công nghiệp An Khê, thị xã An Khê).

Viên nén chất đốt Wood Pellet. Ảnh: Minh họa
Viên nén chất đốt Wood Pellet. Ảnh: Minh họa

Nhà máy sản xuất viên nén chất đốt Wood Pelletdự án đầu tư nhóm II theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, thuộc dự án nhóm B theo Luật Đầu tư công. Nhà máy có tổng diện tích 45.629 m2 với công suất 192.000 tấn sản phẩm/năm.

Sau khi được cấp giấy phép môi trường, dự án này được phép thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường theo đúng quy định; bảo đảm giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung; quản lý chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất, chất thải nguy hại, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường theo quy định.

Chủ đầu tư chỉ được phép thực hiện các nội dung cấp phép sau khi đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường tương ứng; vận hành thường xuyên, liên tục, đúng quy trình các công trình xử lý chất thải đảm bảo chất thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Thời hạn của giấy phép là 10 năm kể từ ngày cấp phép.

Có thể bạn quan tâm

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.