Cần bảo vệ cảnh quan Quảng trường Đại Đoàn Kết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Quảng trường Đại Đoàn Kết là trái tim Phố núi Pleiku. Chính vì vậy, mỗi người dân hãy cùng nhau giữ gìn vệ sinh, cảnh quan Quảng trường để góp phần chung tay xây dựng TP. Pleiku nói riêng, Gia Lai nói chung ngày một văn minh, xanh-sạch-đẹp. 

Nằm ở vị trí trung tâm TP. Pleiku, không gian rộng lớn, môi trường trong lành nên Quảng trường Đại Đoàn Kết đã trở thành nơi tổ chức nhiều hoạt động lớn của tỉnh và quốc gia. Đặc biệt, vào mỗi sớm tinh mơ, khi tản bộ ở nơi này, ta cảm nhận được sự bình yên, tràn đầy sức sống với hình ảnh người dân tập thể dục, chim hót líu lo trên cành, những hàng cây cổ thụ tỏa bóng xanh mát…

Buổi chiều, sau những bộn bề công việc, mọi người đến Quảng trường để được hòa mình vào thiên nhiên cây cỏ và chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật chứa đựng giá trị văn hóa tinh thần.

Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh: Khoa Thi
Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh: Khoa Thi

Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số người đã vô ý vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan; đồng thời, khiến cho công việc của công nhân vệ sinh nơi đây càng thêm vất vả. Để hạn chế tình trạng đó, ngoài việc lắp đặt các biển bảng, pa nô, hướng dẫn nội quy, quy định ở trong và ngoài Quảng trường, công tác vệ sinh môi trường và chăm sóc cây xanh luôn được các tổ vệ sinh thực hiện một cách đều đặn, tỉ mỉ. Chính sự cần cù, chăm chỉ của mỗi công nhân mà vườn cây luôn ngập tràn sắc màu, thu hút du khách đến tham quan.

Cùng với đó, những năm qua, Bảo tàng tỉnh luôn chú trọng chăm sóc cây trồng, chủ động kiểm tra phòng trừ sâu bệnh và đưa ra các phương án khắc phục tối ưu cho từng loài cây, bảo đảm tính kỹ thuật, mỹ thuật; trang trí các bồn, chậu phù hợp với cảnh quan khu vực; duy trì đúng quy trình chăm sóc sân cỏ phát triển xanh tốt, góp phần điều hòa không khí, tạo không gian thoáng mát cho khu vực.

Lao động vệ sinh rác thường xuyên tại Quảng trường. Ảnh: Khoa Thi
Lao động vệ sinh rác thường xuyên tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. Ảnh: Khoa Thi

Quảng trường Đại Đoàn Kết là trái tim Phố núi. Công trình có ý nghĩa sâu sắc về chính trị, lịch sử, văn hóa. Năm 2017, Quảng trường Đại Đoàn Kết được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) bình chọn là 1 trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất Gia Lai. Chính vì vậy, mỗi người dân hãy cùng nhau giữ gìn vệ sinh, cảnh quan Quảng trường để góp phần chung tay xây dựng TP. Pleiku nói riêng, Gia Lai nói chung ngày một văn minh, xanh-sạch-đẹp.

KHOA THI

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.