Cách tính chế độ đối với người nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc khi sắp xếp bộ máy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Nội vụ ban hành công văn 1814/BNV-TCBC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo công văn 1814 của Bộ Nội vụ, phạm vi điều chỉnh là các cơ quan, tổ chức, đơn vị không trực tiếp sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy.

Bộ Nội vụ hướng dẫn cách tính chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy (Ảnh minh hoạ)
Bộ Nội vụ hướng dẫn cách tính chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy (Ảnh minh hoạ)

Bộ Nội vụ đã hướng dẫn cụ thể việc xác định cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; đối tượng áp dụng.

Cơ quan này cũng hướng dẫn thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy; về tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng trợ cấp; thời điểm tính trợ cấp theo số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội; về tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; về giải quyết chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện phương án giải thể, kết thúc hoạt động; về nâng lương trước khi nghỉ hưu trước tuổi.

Bộ Nội vụ đã nêu các ví dụ về cách tính chính sách, chế độ đối với người nghỉ hưu trước tuổi và người nghỉ thôi việc.

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn C, công chức ở Sở A, sinh ngày 15-1-1966, có 22 năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, đã xếp bậc 8 hệ số lương 4,65 ngạch chuyên viên kể từ ngày 1-5-2024 và hưởng các chế độ phụ cấp sau: phụ cấp chức vụ hệ số 0,6; phụ cấp công vụ 25% (tiền lương tháng hiện hưởng là 15.356.250 đồng/tháng).

Do cơ quan trực tiếp sắp xếp tổ chức bộ máy (từ ngày 1-3-2025) nên ông C tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 1-5-2025 và được cấp có thẩm quyền đồng ý.

Theo Phụ lục I Nghị định số 135/2020/NĐ-CP thì thời điểm nghỉ hưu của ông C là tháng 11-2027 nên tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi (ngày 1-5-2025), ông C nghỉ hưu trước 2 năm 6 tháng so với quy định.

Ngoài được hưởng ngay lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi, ông C còn được tổng 3 khoản trợ cấp là: 744.788.125 đồng, gồm: Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm: 30 x 15.356.250 = 460.687.500 đồng; Trợ cấp cho số năm nghỉ sớm: 2,5 x 5 x 15.356.250 = 191.953.125 đồng; Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội: 6 x 15.356.250 = 92.137.500 đồng.

Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị D, công chức ở Ban Tổ chức huyện ủy (có 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), sinh ngày 2-9-1975, có 19 năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, đã xếp bậc 7 hệ số lương 4,32 ngạch chuyên viên kể từ ngày 1-5-2024 và hưởng các chế độ phụ cấp sau: phụ cấp công tác đảng - đoàn thể 30%, phụ cấp công vụ 25% (tiền lương tháng hiện hưởng là 15.668.640 đồng/tháng).

Do kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện nên bà D tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi và được cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết nghỉ hưu trước tuổi kể từ ngày 1-7-2025 (ngày kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện).

Theo Phụ lục II Nghị định số 135/2020/NĐ-CP thì thời điểm nghỉ hưu của bà D là 6-2028 nên tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi (ngày 1-7-2025), bà D nghỉ hưu trước 2 năm 11 tháng so với quy định.

Ngoài được hưởng ngay lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi, bà D còn được tổng 3 khoản trợ cấp là 877.443.840 đồng, gồm: Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm: 35 x 15.668.640 = 548.402.400 đồng; Trợ cấp cho số năm nghỉ sớm: 3 x 5 x 15.668.640 = 235.029.600 đồng; Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội: 6 x 15.668.640 = 94.011.840 đồng.

Ví dụ 3: Ông Nguyễn Văn M, công chức của Vụ thuộc Bộ, có tổng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội là 15 năm, đã xếp bậc 5 hệ số lương 3,66 ngạch chuyên viên và hưởng phụ cấp công vụ 25% (tiền lương tháng hiện hưởng: 10.705.500 đồng/tháng).

Do cơ quan sắp xếp tổ chức bộ máy, ông M thuộc đối tượng phải nghỉ việc từ ngày 1-6-2025 và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài ra còn được tổng số tiền trợ cấp là 786.854.250 đồng, gồm: Trợ cấp thôi việc: 60 x 0,8 x 10.705.500 = 513.864.000 đồng; Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội: 15 x 1,5 x 10.705.500 = 240.873.750 đồng; Trợ cấp tìm việc làm: 3 x 10.705.500 = 32.116.500 đồng.

Về thời điểm tính trợ cấp theo số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội, căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP) và Điều 4 Thông tư số 01/2025/TT-BNV ngày 17-1-2025 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 02/2025/TT-BNV ngày 4-4-2025) thì đối với những người nghỉ hưu trước tuổi kể từ ngày 1-7-2025 (ngày có hiệu lực của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024) thì hưởng trợ cấp theo số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội như sau: Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được trợ cấp 4 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Theo Minh Chiến (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giữ vị chè Truồi

Giữ vị chè Truồi

Làng Truồi (đoạn thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, thành phố Huế), bát nước chè trong veo chứa đựng từng giọt tinh túy của đất trời. Không để hương vị đặc trưng của chè Truồi bị lãng quên, các nông hộ nơi đây đang mở ra hướng đi đột phá cho loại đặc sản này.

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Đức Cơ: Tôn vinh 21 tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025

Phụ nữ huyện Đức Cơ tích cực học tập và làm theo lời Bác

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Cơ. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và lan tỏa điều tốt đẹp trong cộng đồng. 

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

(GLO)- Khi tiếng ve gọi hè, trên những tán cây xanh và ở dưới mặt đất ẩm ướt sau những cơn mưa giông đầu mùa trên phố núi Pleiku lập lòe ánh sáng đom đóm. Tất cả báo hiệu một mùa đom đóm bay-mùa bình yên ở thành phố trên cao nguyên xanh.