Cà phê mất giá, nông dân buộc phải găm hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đến thời điểm này, bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang chớm bước vào niên vụ thu hoạch cà phê 2013-2014. Tuy nhiên, với giá cà phê đang giảm mạnh như hiện nay, khiến người trồng cà phê đang lâm trong tình cảnh hoang mang, lo lắng bởi không đủ chi phí chăm sóc, tiền tưới nước nên đa phần họ thu hoạch cà phê xong đem cất trữ, chờ cơ hội giá lên mới bán.

Giá cà phê xuống thấp

Tây Nguyên là vùng trồng cà phê trọng điểm và có diện tích lớn nhất cả nước với khoảng 500.000 ha, số diện tích cà phê này chủ yếu tập trung tại 2 tỉnh Đak Lak và Lâm Đồng, hiện toàn bộ diện tích cà phê này đều ổn định trong vùng sinh thái thuận lợi, với việc đầu tư thâm canh đồng bộ để đạt sản lượng gần 1 triệu tấn cà phê nhân chất lượng cao đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, chiếm 90% sản lượng cà phê của cả nước.

 

Nông dân Tây Nguyên đang bắt đầu thu hoạch niên vụ cà phê 2013-2014. Ảnh: Bá Thăng
Nông dân Tây Nguyên đang bắt đầu thu hoạch niên vụ cà phê 2013-2014. Ảnh: Bá Thăng

Hiện Đak Lak là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất cả nước cũng như khu vực Tây Nguyên, theo báo cáo mới nhất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đak Lak, hiện tỉnh có khoảng 202.500 ha, trong đó diện tích trồng mới khoảng 3.000 ha, diện tích cho thu hoạch sản phẩm là 192.000 ha, năng suất ước đạt 22,5 tạ/ha, sản lượng ước đạt 432.000 tấn.

Theo thường lệ thì mùa thu hoạch cà phê tại Tây Nguyên bắt đầu vào tháng 10 và đến thời điểm hiện tại đã thu hoạch được khoảng 3 - 5% diện tích, dự kiến sẽ bước vào thu hoạch rộ vào khoảng 3 tuần nữa. Tại huyện Cư M’Gar với diện tích trên 34.000 ha cà phê kinh doanh đang trong giai đoạn chín rải rác (mật độ từ 30% đến 40%); một số hộ dân tại các xã Ea Tul, thị trấn Quảng Phú, Ea Pôk cũng đang bắt đầu thu hái. Hay huyện Buôn Đôn nhiều diện tích cà phê của các hộ ở xã Cuôr Knia, Ea Bar, Ea Nuôl, Tân Hòa, Krông Na cũng đang bắt đầu chín.

Tuy nhiên, khi nông dân bước vào niên vụ thu hoạch mới cũng là lúc giá cà phê trong nước giảm mạnh, cụ thể, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giao dịch ở 34 - 35 triệu đồng/tấn, so với niên vụ trước giảm khoảng 8 triệu đồng/tấn. Ông Lê Hữu Nam ở xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đak Lak cho biết: “Niên vụ cà phê năm nay đúng thật là một nỗi buồn lớn đối với người dân chúng tôi. Năm trước giá còn tạm được, chứ năm nay giảm mạnh quá chỉ có khoản 35 ngàn đồng/kg, đó là giá thị trường, chưa kể bị người thu mua ép giá thấp hơn, do vậy không đủ tiền trả nhân công thu hoạch, tiền tưới nước, chăm bón. Nếu giá lên 39 - 40 triệu đồng/tấn thì gia đình còn có chút dư dả, có điều kiện đầu tư cho vụ mùa năm sau. Cứ đà này thì nông dân chúng tôi không biết có nên trồng cà phê nữa hay không”.

Nông dân trữ cà phê… chờ tăng giá

 

Ảnh: Bá Thăng
Ảnh: Bá Thăng

Ngoài việc sản lượng cà phê niên vụ 2013- 2014 đang bị giảm tới 15% so với niên vụ trước do thời tiết hạn hán, cà phê già cỗi… Song giá cà phê giảm mạnh vẫn luôn là mối quan tâm lớn nhất của người trồng cà phê, đặc biệt, những ngày gần đây, giá cà phê nhân trên thị trường vẫn đang có chiều hướng giảm. Điều này khiến cho đa phần người thu hoạch cà phê không dám bán mà phải cất trữ, chờ cơ hội giá lên.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt, ở xã Ea Ninh, huyện Cư Kuin tâm sự: “Nhà tôi có 7 sào cà phê đang trong giai đoạn thu hoạch, năm nay ngoài việc năng suất, sản lượng giảm ra thì tình hình giá cả giảm mạnh quá, chỉ có 35 ngàn đồng/kg thôi. Do thiếu tiền để trả công thu hái nên tôi bán bớt vài tạ thôi… còn giá cả xuống thấp thế này chúng tôi có thu hoạch xong cũng cất trữ tại nhà chờ giá lên mới dám bán”.

Cũng chung suy nghĩ như bà Nguyệt, ông Trần Đức Lê, xã Hòa Đông, huyện Krông Păc cho biết: “Nếu như giá cà phê thấp mãi như thời điểm hiện tại nông dân chúng tôi lo lắm. Nếu thu hoạch xong gia đình tôi có khoảng 4 tấn, tuy nhiên tôi chưa thể bán vì giá thấp không đủ chi phí… Do vậy có lẽ thu hoạch xong tôi sẽ đóng bao và tạm cất đã! chờ giá nhích lên mới bán”.

Theo các chuyên gia, giá cà phê thời gian qua đã giảm và có thể tiếp tục giảm nữa nên rất khó xác định mức giá thấp nhất. Một trong những lý do được nhận định là Việt Nam hiện không còn là nước có khả năng chi phối giá cà phê trên thị trường thế giới.  Năm nay, lượng bán ra của Việt Nam không nhiều nhưng giá cà phê vẫn giảm là do Indonesia, Brazil đã bán ra với số lượng lớn.

Bá Thăng

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

null