Bộ Nội vụ thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1-7

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bộ Nội vụ thống nhất việc tăng lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp trùng với thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Bộ Nội vụ vừa thống nhất với Bộ LĐ-TB&XH thời điểm tăng lương tối thiểu vùng năm nay vào ngày 1-7, trùng với thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Thêm vào đó, Bộ Nội vụ cũng đề nghị Bộ LĐ-TB&XH rà soát việc điều chỉnh mức lương tối thiểu phải bảo đảm theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động.

Như Pháp Luật TP.HCM đưa tin, Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến các bộ, ngành để hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc điều chỉnh mức tăng lương tối thiểu vùng 2024.

Theo cơ quan soạn thảo, kết quả họp của Hội đồng tiền lương quốc gia vào cuối năm 2023 giữa đại diện người lao động và người sử dụng lao động, cho thấy cần thiết phải điều chỉnh lương tối thiểu vùng. Bởi lẽ, kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 5,05%.

Dự kiến mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024. Ảnh: V.LONG

Dự kiến mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024. Ảnh: V.LONG

Thêm vào đó, thị trường lao động tiếp tục duy trì đà phục hồi khi tỉ lệ thất nghiệp giảm 0,06 điểm phần trăm so với năm trước, người lao động có việc làm là 51,3 triệu người, tăng 683 nghìn người so với năm trước. Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng tốt hơn; tiền lương, thu nhập của người lao động tiếp tục ổn định và tăng lên, quý sau cao hơn quý trước.

Năm 2024, dự kiến CPI tăng 4% - 4,5%, nếu giữ mức lương tối thiểu vùng hiện hành không còn đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ vào nửa cuối năm 2024 (thấp hơn khoảng 4%).

Trên cơ sở đó, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6%, tương ứng tăng từ 200.000 đồng – 280.000 đồng. Thời điểm tăng lương từ 1-7-2024. Việc điều chỉnh tiền lương trên được bộ này dự báo cao hơn khoảng 2% so với mức sống tối thiểu của người lao động đến hết năm 2024.

“Như vậy, tăng lương cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025. Mức điều chỉnh này có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, vừa chú ý cải thiện đời sống cho người lao động, vừa chú ý đến việc bảo đảm duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...” - Bộ LĐ-TB&XH khẳng định.

Lương tối thiểu theo giờ cũng được Bộ LĐ-TB&XH đề xuất dựa trên phương pháp quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của Bộ luật Lao động.

“Đây là phương pháp được các chuyên gia ILO đã khuyến nghị Việt Nam lựa chọn và đã sử dụng khi tính mức lương tối thiểu giờ năm 2022. 100% thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất và khuyến nghị với Chính phủ điều chỉnh theo mức này...” - Bộ LĐ-TB&XH cho hay.

Có thể bạn quan tâm

Các đảng viên, cán bộ, công chức xã Phú Cần sinh hoạt định kỳ hàng tuần việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Nam

Phú Cần áp dụng công nghệ số trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiệu quả, Đảng uỷ xã Phú Cần (huyện Krông Pa) đã áp dụng công nghệ thông qua phần mềm Kahoot (Phần mềm trắc nghiệm online miễn phí) và đã được đội ngũ cán bộ, công chức của xã đón nhận và hưởng ứng nhiệt tình.

Chuyện gùi hàng về căn cứ

Chuyện gùi hàng về căn cứ

(GLO)- Dốc An Toàn, dốc Ông Hương, đường Ông Dũng, dốc Thò Lò... là những địa danh mà ai đã từng tham gia gùi hàng từ Bình Định, Quảng Ngãi về căn cứ tỉnh Gia Lai trong kháng chiến đều không thể nào quên.

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.