Bỏ một số chức danh để phù hợp với đề án sắp xếp tổ chức quân sự địa phương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dự kiến tới đây sẽ bỏ một số chức danh chỉ huy trưởng, chính ủy bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh, phó chỉ huy trưởng, phó chính ủy bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh… để bảo đảm phù hợp với đề án sắp xếp tổ chức quân sự địa phương "tinh, gọn, mạnh".

Bổ sung trách nhiệm chủ tịch tỉnh

Sáng 5/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Cụ thể 11 luật gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc phòng; Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Phòng không nhân dân; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Dân quân tự vệ; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

1aaaa.jpg
Trung tướng Thái Đại Ngọc - Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam. Ảnh: QH

Trình bày tờ trình, Trung tướng Thái Đại Ngọc - Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, cho biết, Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đang được Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung.

Tổ chức quân đội đã sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả, hiệu lực bảo đảm phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp. Việc sáp nhập một số ban, bộ, ngành Trung ương đã thay đổi về tên gọi và trách nhiệm trong việc thực hiện các luật về quân sự, quốc phòng.

Về Luật Quốc phòng, Chính phủ đề xuất sửa đổi nhằm xác định xây dựng phòng thủ khu vực, xây dựng cấp xã làm nền tảng để bảo vệ địa phương; UBND cấp tỉnh ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp xã và việc UBND cấp xã ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số khu vực.

Về Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam, dự kiến bỏ một số chức danh chỉ huy trưởng, chính ủy bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh, phó chỉ huy trưởng, phó chính ủy bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh, chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự cấp huyện, phó chỉ huy trưởng, chính trị viên phó ban chỉ huy quân sự cấp huyện để bảo đảm phù hợp với đề án sắp xếp tổ chức quân sự địa phương "tinh, gọn, mạnh".

Bên cạnh đó, luật cũng bổ sung trách nhiệm chủ tịch tỉnh quyết định gọi đào tạo sĩ quan dự bị và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với cán bộ, công chức, hạ sĩ quan dự bị cư trú tại địa phương.

Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: QH
Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: QH

Xem xét, thông qua theo thủ tục rút gọn

Với Luật Nghĩa vụ quân sự, dự kiến chuyển thẩm quyền của cấp huyện lên cấp tỉnh đối với các nhiệm vụ: Thành lập hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; quyết định danh sách công dân gọi nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND, danh sách tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ; công nhận công dân hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình…

Với Luật Biên phòng Việt Nam, bổ sung việc xây dựng phòng thủ khu vực biên giới; quy định Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng quyết định hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động trong khu vực biên giới thuộc phạm vi quản lý; quy định Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh đề nghị Chủ tịch tỉnh quyết định hạn chế hoặc tạm dừng qua lại cửa khẩu.

Thẩm tra, Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tán thành sự cần thiết ban hành luật với những cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn đã nêu trong tờ trình của Chính phủ, nhằm thể chế hoá quan điểm chỉ đạo của Đảng về tiếp tục sắp xếp tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, bảo đảm phù hợp, thống nhất trong hệ thống pháp luật khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan đến tổ chức bộ máy Nhà nước.

Theo cơ quan thẩm tra, hồ sơ dự án luật cơ bản đáp ứng yêu cầu của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025; đồng thời, nhất trí trình Quốc hội xem xét, thông qua luật tại Kỳ họp thứ 9 theo quy trình, thủ tục rút gọn.

Theo Luân Dũng (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, hoạt động từ ngày 1-7

Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, hoạt động từ ngày 1-7

(GLO)-Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 202/2025/QH15 ngày 12-6-2025 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Nghị quyết này được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng cùng ngày, tại Kỳ họp thứ 9. Cả nước còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bắt đầu hoạt động từ 1-7-2025

Công bố 10 thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩnh vực đấu giá tài sản

Công bố 8 thủ tục hành chính mới và sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực quản lý đê điều

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 527/QĐ-UBND về việc công bố 1 thủ tục hành chính mới, 7 thủ tục sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực quản lý đê điều và phòng-chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

null