Bộ Giáo dục-Đào tạo chốt bài thi, môn thi năm 2018 giữ nguyên như năm 2017

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 25-9, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đã có công văn gửi các Sở GD-ĐT; các trường ĐH-CĐ, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) và Cục Đào tạo (Bộ Công an) về việc tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH- CĐ hệ chính quy từ năm 2018.

 

Bộ GD-ĐT chốt thi năm 2018 không có gì thay đổi
Bộ GD-ĐT chốt thi năm 2018 không có gì thay đổi



Theo đó, về các bài thi, môn thi, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh trong các năm 2018, 2019 và 2020 việc tổ chức các bài thi, môn thi được giữ ổn định như năm 2017. Từ năm 2021 trở đi, các bài thi, môn thi được thiết kế phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; nếu điều kiện cho phép có thể tổ chức cho thí sinh làm bài thi trên máy tính.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu rà soát, quy hoạch lại hệ thống các trường sư phạm; đổi mới phương thức xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với nhóm ngành/ngành đào tạo giáo viên dựa trên nhu cầu sử dụng giáo viên của các địa phương và điều kiện đảm bảo chất lượng của từng trường; đồng thời triển khai các giải pháp đồng bộ khác để nâng cao chất lượng đào tạo, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở các cấp bậc học.

Cùng với đó, rà soát lại các nhóm đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên để điều chỉnh mức điểm ưu tiên trong tuyển sinh cho phù hợp với điều kiện thực tế và thực hiện tốt hơn công bằng xã hội.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) và Cục Đào tạo (Bộ Công an) thông báo nội dung này đến các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý để tổ chức dạy học, chuẩn bị thi THPT quốc gia đạt kết quả tốt. Các trường ĐH-CĐ quán triệt nội dung này để thực hiện tốt công tác phối hợp tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia và công tác tuyển sinh, đồng thời chủ động chuẩn bị phương án tuyển sinh phù hợp với lộ trình thực hiện Kỳ thi THPT quốc gia.

Bộ GD-ĐT cũng nhấn mạnh, từ năm 2015 Bộ đã đổi mới phương thức tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội, đảm bảo độ tin cậy, trung thực, khách quan, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Sau 3 năm thực hiện đổi mới, đến nay phương thức tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH-CĐ đã đạt được những mục tiêu cơ bản, được xã hội đồng tình đánh giá cao. Do vậy, phương thức tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia trong các năm tới sẽ được giữ ổn định như năm 2017.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng Kỷ thi và công tác tuyển sinh ĐH-Đ hệ chính quy, Bộ GD-ĐT yêu cầu tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, nâng cao độ phân hóa của đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và từng bước định hướng nội dung theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

 

Trước đó, kết thúc kỳ thi năm 2017,  Bộ GD-ĐT đã gửi công văn lấy ý kiến các trường về 2 phương án thi năm 2018 và khiến dư luận xã hội không đồng tình vì sự thay đổi liên tục.

Phan Thảo (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tặng 50 suất quà Tết cho đoàn viên, công nhân khó khăn

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tặng 50 suất quà Tết cho đoàn viên, công nhân khó khăn

(GLO)- Tối 16-1, tại xã Đak Yă (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần chăn nuôi bò thịt-bò sữa Cao Nguyên tổ chức “Bữa cơm Công đoàn-Mừng Xuân ơn Đảng” và trao quà Tết của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho đoàn viên, công nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp trực tuyến toàn quốc lần thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước vào chiều 12-1 để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.