Bộ Công an đề xuất phạm nhân được quyền hiến 1 phần bộ phận cơ thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Công an đề xuất sửa luật, trong đó bổ sung quy định phạm nhân có quyền được hiến mô, một phần bộ phận cơ thể.

Bộ Tư pháp mới đây công bố hồ sơ thẩm định dự án luật Thi hành án hình sự (sửa đổi). Luật này do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.

Tại dự thảo luật sửa đổi, Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định phạm nhân có quyền được hiến mô, một phần bộ phận cơ thể; được hưởng chế độ, chính sách theo quy định pháp luật về hiến mô, bộ phận cơ thể người.

Đây là nội dung mới so với quy định hiện hành tại luật Thi hành án hình sự năm 2019.

Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định phạm nhân có quyền được hiến mô, một phần bộ phận cơ thể (ảnh minh họa)

Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định phạm nhân có quyền được hiến mô, một phần bộ phận cơ thể (ảnh minh họa)

Phạm nhân được quyền hiến mô, một phần bộ phận cơ thể

Cụ thể, theo đề xuất, trường hợp phạm nhân có nguyện vọng hiến mô, một phần bộ phận cơ thể con người thì cơ sở giam giữ phạm nhân phối hợp với sở y tế trên địa bàn đơn vị đóng quân xác định cơ sở y tế có đủ điều kiện lấy mô, bộ phận cơ thể người.

Cơ sở y tế có đủ điều kiện lấy mô, bộ phận cơ thể người phối hợp với cơ sở giam giữ phạm nhân đánh giá về tình trạng sức khỏe của phạm nhân sau khi hiến mô, một phần bộ phận cơ thể con người đảm bảo sức khỏe để tiếp tục chấp hành án.

Trong thời hạn 5 ngày, sau khi có đánh giá về tình trạng sức khỏe của phạm nhân sau hiến mô, một phần bộ phận cơ thể con người, thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an, cơ quan thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 5 ngày, sau khi nhận được báo cáo của thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân về việc hiến mô, một phần bộ phận cơ thể con người, cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an, cơ quan thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng trả lời bằng văn bản về việc đồng ý hoặc không đồng ý. Trường hợp không đồng ý nêu rõ lý do.

Cơ sở y tế có đủ điều kiện lấy mô, bộ phận cơ thể người phối hợp với cơ sở giam giữ phạm nhân thực hiện các trình tự, thủ tục, chế độ, chính sách đối với phạm nhân hiến mô, một phần bộ phận cơ thể theo quy định pháp luật về hiến mô, bộ phận cơ thể con người.

Cơ sở y tế có đủ điều kiện lấy mô, bộ phận cơ thể người có trách nhiệm xác nhận về việc phục hồi sức khỏe của phạm nhân sau khi hiến mô, một phần bộ phận cơ thể con người và thông báo cho cơ sở giam giữ phạm nhân để thực hiện đưa phạm nhân về tiếp tục chấp hành án.

Ngoài các nguyên tắc chung vừa nêu, Bộ Công an còn đề xuất giao Chính phủ quy định chi tiết về việc giải quyết nguyện vọng của phạm nhân khi muốn hiến mô, một phần bộ phận cơ thể.

Vì sao đề xuất bổ sung?

Tại báo cáo đánh giá tác động chính sách, Bộ Công an cho biết, việc bổ sung các quy định về việc phạm nhân có quyền hiến mô, một phần bộ phận cơ thể con người góp phần đảm bảo quyền con người. Việc này còn thể hiện tính nhân văn trong xây dựng, phát triển văn hóa - xã hội và xây dựng con người.

Trong khi đó, cho ý kiến về đề xuất trên, Bộ Tư pháp thấy rằng dự thảo báo cáo của cơ quan soạn thảo chưa làm rõ được vướng mắc, bất cập cụ thể xuất phát từ quy định của pháp luật hiện hành. Vì thế chưa có đầy đủ thông tin để đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với quy định này.

Hiện nay, việc hiến mô, một phần bộ phận cơ thể… được quy định tại luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006.

Điều 5 của luật nêu rõ: người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.

Về quyền lợi, người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khỏe miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế.

Người đã hiến bộ phận cơ thể người được chăm sóc, phục hồi sức khỏe miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí; được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế...

Theo Tuyến Phan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Tết ấm cho người nghèo

Tết ấm cho người nghèo

(GLO)- Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần. Bằng những việc làm thiết thực, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã chung tay hỗ trợ nhà ở, tặng quà giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh có điều kiện đón một cái Tết ấm áp.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Điều chỉnh Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro

Điều chỉnh Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt điều chỉnh Quyết định số 692/QĐ-UBND ngày 12-11-2022 phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.