Báu vật buôn làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hình ảnh cây đa, kơ nia cổ thụ rợp bóng, trường tồn theo năm tháng luôn gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người Jrai. Những loại cây này được cộng đồng nỗ lực bảo vệ, gìn giữ và xem là “báu vật” của buôn làng.

1. Mờ sáng, từ TP. Pleiku, chúng tôi vượt qua quãng đường non 30 cây số để đến làng Mun, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh. Ngôi làng bình yên đắm chìm giữa màu xanh bạt ngàn núi đồi cà phê, đồng lúa. Từ xa, chúng tôi đã nhìn thấy những tàng cây cổ thụ vươn mình tỏa bóng mát một vùng rộng lớn.

Theo phong tục, khi lập làng, người Jrai sẽ trồng cây đa để tạo bóng mát. Ảnh: Quốc Nguyễn

Theo phong tục, khi lập làng, người Jrai sẽ trồng cây đa để tạo bóng mát. Ảnh: Quốc Nguyễn

Dẫn chúng tôi “mục sở thị” các cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi của làng, Trưởng thôn Rơ Châm Tuy cho hay: Theo lời kể của những người lớn tuổi, xưa kia, sau khi tạo lập làng, những người già Jrai lên rừng tìm kiếm những giống loại cây có khả năng sinh trưởng tốt đem trồng. Nó có thể ở bìa rẫy hay nằm kề bên giọt nước của làng. Sau này, cây đa cao lớn xòe tán, tỏa bóng mát thì bà con cùng tổ chức nhiều hoạt động chung của làng bên gốc cây.

Theo ông Tuy, làng Mun có nhiều cây đa cổ thụ, trong đó có 3 cây cao chừng 40 m, gốc 4 người ôm không xuể. Thân cây đa sần sùi, bộ rễ tua tủa bám sâu vào đất, nhiều cành to vươn rộng ra bốn phía khép tán che phủ bóng mát cả một khoảnh đất rộng. “Người Jrai coi cây đa cổ thụ là nơi trú ngụ của thần linh, linh hồn của người đã khuất. Cũng bởi sự linh thiêng nên bà con thường đánh chiêng ở đây để tưởng nhớ những người quá cố. Tại vị trí trồng cây đa, người Jrai cũng có những điều kiêng kỵ. Ai mà chặt phá cây sẽ phạt heo, phạt bò”-ông Tuy bộc bạch.

Anh Rơ Châm Vơ-Phó Bí thư Đoàn thị trấn Ia Ly-cho biết: Tại khu bìa rừng, bìa rẫy, bìa làng đều có cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Dân làng thường cùng nhau quây quần dưới tán cây đánh chiêng, hát dân ca. Khi cây đa bung hoa, kết nụ, chim muông khắp nơi đến làm tổ khiến không gian càng thêm náo nhiệt. “Với người Jrai, có làng, có cây đa sẽ có nước giọt. Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền và nhắc nhở mọi người bảo vệ không gian, cảnh quan tại khu vực, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường”-anh Vơ nói.

Khi mặt trời đứng bóng, chúng tôi tiếp tục hành trình đến làng Yar, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh. Làng có đến 15 cây đa cổ thụ, những gốc đa này nằm rải rác trong làng và ở khu nước giọt. Cây nào cũng to, cao, tán rộng, rễ mọc tua tủa và có hình thù đẹp mắt. Có những cây có bộ rễ vươn rộng từ 7 đến 10 người ôm không xuể, độ che phủ tán cây rộng hàng trăm mét vuông. Bao năm tháng qua, cây đa vẫn sừng sững, xanh tốt, giúp cho dân làng che bóng mát, có nguồn mạch nước mát lành. Ông Siu Hmyưi-Trưởng thôn-bộc bạch: “Theo phong tục, khi lập làng, người Jrai sẽ trồng cây đa để tạo bóng mát”. Còn ông Hyat thì cho hay: “Trước đây, có người hỏi mua, ra giá hàng trăm triệu đồng nhưng dân làng nhất quyết không bán. Đây là báu vật do ông bà, tổ tiên để lại nên phải giữ gìn, bảo vệ không được chặt phá”.

2. Men theo con đường uốn lượn dưới cánh rừng, chúng tôi đến làng Achông, xã Ayun, huyện Chư Sê. Nhìn từ xa, ngôi làng và điểm trường làng Achông (thuộc Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Lê Lợi và Trường Mẫu giáo Hoa Huệ) nằm lọt thỏm dưới chân núi xanh thẳm. Bên cạnh là một cây kơ nia vươn xanh giữa một dải đất khô cằn.

Cụm cây kơ nia ở khu vực nhà rông làng Kon Măh, xã Hà Tây, huyện Chư Păh. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc

Cụm cây kơ nia ở khu vực nhà rông làng Kon Măh, xã Hà Tây, huyện Chư Păh. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc

Cây kơ nia thường mọc rải rác, đơn lẻ nên có sức sống mãnh liệt. Cũng chính vì thế, nhiều câu chuyện được kể về loại cây này. Chuyện kể rằng, ngày xưa, ở một làng nọ có vợ chồng nghèo khó, hiền lành, mãi mà chưa có con. Lo lắng, ngày ngày 2 vợ chồng đến bên sườn núi hiến tế, cầu xin thần linh ban cho một đứa con nối dõi. Cảm thương trước hoàn cảnh của ông bà, thần linh giúp họ hạ sinh được một đứa con gái và đặt tên là Kơ Nia. Tuy nhiên, do gia đình có một khoản nợ lớn không trả được, sau khi bố mẹ qua đời, Kơ Nia bị người ta bắt về làm người ở để trừ nợ. Công việc nương rẫy quá khổ cực khiến sức khỏe của cô ngày càng giảm sút. Rồi một ngày nắng trong veo như thủy tinh, Kơ Nia kiệt sức, nằm giữa mảnh đất cằn cỗi đầy gió rồi không bao giờ tỉnh lại nữa. Từ nấm mộ giữa rẫy hoang ấy mọc lên một loại cây thẳng tắp sừng sững, vươn cao, rợp mát giữa trời xanh. Từ đó, khi phát rừng làm rẫy, thấy cây kơ nia, người Jrai không dám chặt phá vì họ tin đó là nơi trú ngụ của thần linh, linh hồn người đã khuất, giúp che mưa che nắng khi đi làm.

Đưa chúng tôi tham quan, ông Phạm Hoàng Vương-nhân viên bảo vệ điểm trường mẫu giáo Achông-cho rằng: Trước đây, xung quanh làng là rừng cây rậm rạp và có nhiều cây kơ nia. Có cây to lớn 2-3 người ôm không hết. Tuy nhiên, hiện nay, làng Achông chỉ còn 1 cây duy nhất phía sau điểm trường mẫu giáo.

Không chỉ tận dụng bóng mát để nghỉ ngơi, gỗ kơ nia rất chắc nên người Jrai thường dùng để làm chày, cối giã gạo. Ngoài ra, phần nhân hạt chín của kơ nia còn sử dụng để làm món ăn, góp phần tạo thêm thu nhập cho bà con. Bà H'Uyên Niê-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) cho biết: “Cây kơ nia có nhiều công dụng, trong đó, hạt kơ nia chín sử dụng để làm món ăn rất bổ dưỡng. Hạt kơ nia được nhiều thực khách ưa chuộng, đánh giá cao”.

R'Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.