Bàu Cạn một thời...

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đến đèo Hàm Rồng xuôi theo quốc lộ 14B một quãng, khách phương xa hẳn phải ngỡ ngàng bởi một chấm xanh đầy quyến rũ: Những dòng chè xanh nhấp nhô lượn sóng kế bên dải hồ lóng lánh như con mắt xanh dưới nắng mặt trời. Chiêm ngắm phong cảnh yên bình, nên thơ này, có lẽ không nhiều người biết những gốc chè kia đã có tuổi gần thế kỷ. Trong những biến thiên lịch sử của một vùng đất, dẫu đã qua bao thế hệ công nhân, bao đời các ông chủ phương Tây thì có lẽ, thời thuộc Pháp vẫn là đáng ghi lại nhất. Nó nhắc ta không thể quên lối làm ăn, lối cai trị của các ông chủ thực dân đã ngự trị tới gần 30 năm trên mảnh đất này.
Đồn điền Bàu Cạn ra đời năm 1923. “Bàu Cạn” là tên dân gian, theo cách gọi của người Việt ở miền Nam Trung bộ. Cũng bởi, trong khu vực đất đai mà các nhà thực dân bao chiếm có một chỗ trũng, đọng nước vào mùa mưa, nhưng theo thời gian, chiếc bàu khô hẳn, không còn nước và bồi lắng trên vùng đất này. Chính thức, tên của nó là Công ty Nông nghiệp Chè và Cà phê tỉnh Kon Tum-An Nam (Compagnie Agricole des Thés et Cafés du Kon Tum-Annam, viết tắt là CATECKA).
 Vườn chè Bàu Cạn. Ảnh internet
Vườn chè Bàu Cạn. Ảnh internet
Thực ra, lúc đầu, người ta không định trồng chè mà trồng cà phê, ca cao. Do phương tiện bơm tưới bấy giờ không kham nổi mới chuyển sang trồng chè. Dù vậy, việc đối phó với nắng gió mùa khô cuồng nộ cũng không phải dễ dàng. Để cây chè sống được, người ta phải đội cho mỗi cây một chiếc nón lá đặt mua từ Bình Định. Ấy là chưa kể việc phòng ngừa cây chè bị dế cắn, các ông chủ phải thuê đồng bào dân tộc và trẻ em bắt bằng tay. Cứ mỗi lon dế đổi một lon gạo. Công nhân đồn điền lúc đầu được mộ từ các tỉnh phía Bắc, sau không chịu nổi sốt rét, bỏ trốn quá nhiều, các ông chủ mới quay sang tuyển các tỉnh miền Trung. Tiêu chuẩn mỗi công nhân tháng 24 kg gạo, một căn phòng mái tranh vách nứa 16 m2. Chế độ làm việc quy định “hết việc không hết giờ”, bởi vậy có lúc công nhân phải làm tới 10-11 giờ/ngày. Xung quanh Bàu Cạn lúc bấy giờ còn là rừng già. Rừng thiêng nước độc khiến không ai thoát khỏi đau ốm, nhất là sốt rét, nhiều người vì bệnh mà chết. Công nhân đã khổ cực trăm bề, lại thêm bọn cai, ký đè nén, trù úm. Được trả lương cao gấp 3 lần công nhân, các ông chủ đã tạo nên một mạng lưới tay chân quyền uy và tuyệt đối trung thành. Cai có quyền đuổi việc nên không hiếm trường hợp chỉ vì mâu thuẫn cá nhân mà công nhân bị trù úm, đuổi việc vô lý. Ai bị đuổi việc, chúng đều bắt mang hết đồ đạc, cho xe chở ra ngã ba Hàm Rồng rồi thả xuống, bỏ mặc đó…
Trên tầng lớp cai, ký là các ông chủ thực dân. Từ lúc ra đời cho đến năm 1975, đồn điền Bàu Cạn đã qua khoảng 7-8 đời chủ. Thực ra, trong số họ cũng có những người không đến nỗi nào. Chẳng hạn như Sahvaire, có vợ người Liên Xô nên ông có cảm tình với công nhân; hay như Mocher, vốn xuất thân từ công nhân nên cũng phần nào thông cảm với hoàn cảnh người lao động. Ông này vừa đóng thuế cho chính quyền Sài Gòn vừa đóng thuế cho Cách mạng. Tuy nhiên, những người này lại chỉ được giao quyền chủ đồn điền không lâu. Các tay chủ ứng xử với công nhân thô bạo kiểu thực dân vẫn đa số mà điển hình là Socnen. Socnen là chủ đồn điền đầu tiên, đồng thời cũng là người có thời gian làm ông chủ lâu nhất… Vẻ mặt lầm lì, dáng đi chúi về phía trước, đầu cúi gằm, ông ta được công nhân đặt cho biệt danh là “Cọp gằm”. Socnen đặc biệt nóng tính và hay đánh đập công nhân vô cớ. Cứ mỗi lần gặp chuyện không vui, thấy ai trước mặt là ông ta đưa ngay một quả đấm. Anh Thương-một công nhân bị đánh đến phải nhập viện bởi một lần ông ta gặp chuyện “không vui” như thế…
Số vốn ban đầu khoảng 2,5 triệu Franc được nâng dần qua từng năm, theo đó, sản lượng chè cũng tăng dần. Năm cao nhất, Bàu Cạn đạt sản lượng trên 340 tấn chè khô, lợi nhuận 1,145 tỷ Franc. Công bằng mà nói, công nhân được trả lương cũng không đến nỗi nào. Thế nhưng gần như chẳng ai dư dả vì rượu chè, cờ bạc. Đánh bạc diễn ra công khai. Nhiều con bạc say máu đút tiền cho cai để trốn việc, sa chân vào những cuộc sát phạt đỏ đen. Không những không cấm, các ông chủ còn ngầm khuyến khích, xem đó như một cách để cột chân công nhân vào đồn điền. Cuộc sống nô lệ, tù túng không lối thoát ấy đã cắt nghĩa vì sao Bàu Cạn sớm trở thành cái nôi của phong trào công nhân khi được các đảng viên như: Trần Ren, Phan Thủy Tú, Lâm Thị Nở… giác ngộ và thổi bùng ngọn lửa đấu tranh cách mạng.
Người kể cho tôi nghe những chuyện đã khỏa lấp theo dòng thời gian này là ông Thân Trọng Chi-người gốc Huế, có thời gian hoạt động cách mạng tại Bàu Cạn, từng 2 lần bị địch bắt tù đày… Ông Chi đã mất và bây giờ “địa chỉ đỏ” Bàu Cạn có lẽ đã chẳng còn ai là chứng nhân một thời tăm tối…
NGỌC TẤN

Có thể bạn quan tâm

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

(GLO)- Được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), di tích thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) hàng năm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Gắn kết nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

Kết nghĩa với các buôn làng: Thắt chặt nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với phương châm “phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đoàn thể, đơn vị”, chương trình kết nghĩa với các làng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn TP. Pleiku đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.