Bài 2: Vì sao thất thoát rừng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với việc không được quản lý và bảo vệ tốt kéo dài trong nhiều năm, tình trạng khai thác rừng kiệt quệ, xâm hại rừng, phá rừng lấy đất sản xuất, chuyển đổi diện tích rừng nghèo sang trồng cao su ồ ạt… đã khiến rừng ở Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng suy kiệt, trực tiếp gây ra những hậu quả nghiêm trọng kéo dài.

Tác nhân…

Tại hội nghị bàn về giải pháp khôi phục bền vững rừng Tây Nguyên diễn ra tại TP. Buôn Ma Thuột-Đak Lak hồi cuối tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT nêu vấn đề: Chung quy rừng Tây Nguyên giảm là do việc chuyển đổi rừng ồ ạt để trồng cao su, xây dựng thủy điện, trồng cây công nghiệp và một số nguyên nhân khác.

 

Diện tích cao su ở xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) không phát triển tốt, Công ty cổ phần Hoàng Anh đã phải xin chuyển đổi sang trồng cỏ nuôi bò. Ảnh: L.N
Diện tích cao su ở xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) không phát triển tốt, Công ty cổ phần Hoàng Anh đã phải xin chuyển đổi sang trồng cỏ nuôi bò. Ảnh: L.N

Xuất phát từ thực trạng suy giảm rừng, tài nguyên đất đai chưa được phát huy, Chính phủ có chủ trương cho phép 5 tỉnh Tây Nguyên từ năm 2009 đến năm 2020 trồng mới 100 ngàn ha cao su. Và trong giai đoạn 2008-2011, các tỉnh trong khu vực đã cho phép các doanh nghiệp khảo sát lập 273 dự án trồng cao su. Trong đó, 277 dự án của 131 doanh nghiệp được phê duyệt với tổng diện tích trồng cao su trên đất lâm nghiệp là 117.220 ha nhưng phần lớn là đất rừng tự nhiên với diện tích lên đến 92.669 ha (chiếm 79%). Từ năm 2005-2012, bình quân mỗi năm Tây Nguyên mất gần 26 ngàn ha rừng, trong đó mất rừng do chuyển đổi trồng cao su chiếm tới 46,7%!

Riêng với Gia Lai, theo quy hoạch đến năm 2015 thì diện tích rừng chuyển đổi sang trồng cao su là 66 ngàn ha, trong đó có hơn 51 ngàn ha rừng tự nhiên nghèo. Từ cơ sở này, tỉnh đã ra quyết định cấp phép 44 dự án trồng cao su cho 17 doanh nghiệp cả trong và ngoài tỉnh thuê trồng cao su tại 5 huyện: Chư Prông, Đức Cơ, Ia Grai, Ia Pa, Chư Pưh và phấn đấu đến năm 2015 hoàn tất việc triển khai trồng cao su này. Tất nhiên với quá trình này, nhiều diện tích rừng đã biến mất.

Một nguyên nhân khác là rừng buộc phải nhường chỗ cho các dự án thủy điện. Trong 10 năm gần đây, Tây Nguyên đã chuyển đổi hơn 80 ngàn ha đất rừng các loại để xây dựng khoảng 50 công trình thủy điện. Theo quy hoạch của Trung ương cũng như của tỉnh, ngoài 6 thủy điện trên các bậc sông Sê San, Gia Lai còn có cả trăm thủy điện nhỏ và vừa. Nhiều dự án thủy điện được cấp phép đầu tư xây dựng, khai thác đã phát điện, phát huy hiệu quả. Nhưng Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng cũng đã phải đánh đổi rừng để lấy một trong những nguồn năng lượng quan trọng cho sự phát triển.


Song nhức nhối nhất vẫn là tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép xảy ra nghiêm trọng. Tình trạng này ở Gia Lai những năm gần đây tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn khá nhức nhối. Trong 6 tháng đầu năm 2016, các cơ quan chức năng của tỉnh đã phát hiện 410 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tăng 77 vụ so với cùng kỳ năm trước. Hành vi vi phạm chủ yếu là: phá rừng trái phép; lấn chiếm rừng và đất rừng trái phép; khai thác gỗ và lâm sản trái pháp luật. Trọng điểm khai thác gỗ trái phép tập trung ở khu vực còn nhiều rừng tự nhiên, khu vực giáp ranh, rừng đặc dụng.

Và hệ lụy

Không phủ nhận nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển của các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có Gia Lai đã có tác dụng rất tốt đến việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của cả vùng và từng địa phương. Nhưng bên cạnh đó, nhiều tỉnh đã không lường được hết mặt trái trong chính sách, kế hoạch phát triển của mình và thiệt hại do mất rừng có thể là một trong những tồn tại, yếu kém cơ bản nhất.   

Theo thống kê từ năm 2010 đến năm 2014, trữ lượng gỗ rừng Tây Nguyên giảm hơn 57 triệu m3 (tương ứng giảm 17,4%). Tỷ lệ rừng gỗ loại giàu ở Tây Nguyên chỉ còn 10,4%; loại trung bình là 22%; còn lại gần 67% là loại nghèo kiệt. Các loại gỗ quý có giá trị cao rất hiếm, chỉ ở vùng xa xôi hẻo lánh; các loại thảo dược quý hiếm bị khai thác cạn kiệt; số lượng động vật hoang dã cũng giảm mạnh. Trong 30 năm qua, Tây Nguyên mất hơn 1,5 triệu ha rừng, chiếm 41% diện tích. Còn tổng hợp của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho thấy, hiện nay Tây Nguyên có 2,5 triệu ha rừng tự nhiên, giảm khoảng 500 ngàn ha so với 10 năm trước đây, có nghĩa mỗi năm giảm bình quân 50 ngàn ha!

Nhiều chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, về đầu tư thủy điện, chủ đầu tư do không đủ năng lực tài chính làm thủy điện, hoặc với mục đích khai thác khoáng sản, lâm sản mà cố tình làm trái quy định, không thực hiện đúng nhiệm vụ của dự án. Một số công trình thủy điện khi đã vận hành thì không chịu trồng rừng thay thế hoặc chây ỳ trả tiền dịch vụ môi trường rừng. Với Gia Lai, chỉ riêng 2 thủy điện được chỉ ra tại hội nghị cũng đã phải trồng hơn 1 ngàn ha rừng thay thế, nhưng thực tế thì chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ này.

Với việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây cao su, trong quá trình triển khai, nhiều địa phương đã làm không đúng chủ trương này. Đó là chuyển đổi rừng ồ ạt, gấp gáp dẫn đến cuối năm 2015, cao su toàn vùng đã tới khoảng 260 ngàn ha. Trong quy hoạch của Gia Lai thì đến năm 2015 trồng trên 60 ngàn ha nhưng đến cuối năm này, các doanh nghiệp chỉ mới trồng hơn 25 ngàn ha cao su. Không đúng tiến độ kế hoạch nhưng có thể lấy đó làm mừng. Vì nếu không, rừng sẽ còn bị triệt hạ, tài nguyên còn bị thất thoát, lãng phí.  

Một số nhà quản lý xã hội cho rằng, quá trình chuyển đổi rừng sang trồng cao su và làm thủy điện vừa qua thực hiện quá nhanh, diện tích rất lớn nhưng chưa đánh giá được tính hiệu quả từng dự án chuyển đổi sau 5 năm hoặc 10 năm. Khi thấy không phù hợp thì các doanh nghiệp xin chuyển đổi tiếp hay bán một phần đất trong dự án cũng có lời. Quá trình trồng rừng thay thế thì nhỏ giọt, tình trạng mất rừng thì chưa dừng lại.

Việc quy hoạch, quản lý các cơ sở chế biến gỗ, sản xuất đồ gỗ không tốt, không hiệu quả cũng dẫn đến tình trạng xâm hại rừng. Do mất cân bằng như thế nên việc quản lý các cơ sở chế biến gỗ kém hiệu quả. Riêng Gia Lai hiện có 280 cơ sở chế biến gỗ và gia công hàng mộc. Báo cáo của ngành Công thương tỉnh cho rằng, các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng đang chiếm ưu thế với khối lượng gỗ khai thác hàng năm lên đến hàng ngàn m3 và sản phẩm do nó làm ra đang chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, trước nay, do tình trạng lợi dụng sơ hở của các cơ quan thực thi pháp luật, sự buông lỏng quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, sản phẩm gỗ lậu có nguồn gốc từ rừng tự nhiên vẫn được tiêu thụ gần như công khai.

 

 

Tổng hợp của những tác nhân nêu trên là sự kéo theo hàng loạt vấn đề liên quan chặt chẽ đến rừng như đợt hạn hán khủng khiếp vừa rồi, hay đợt lũ lụt ghê gớm diễn ra năm 2009 có nguyên nhân rừng Tây Nguyên bị tàn phá. Ông Trương Phước Anh-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai, cập nhật: Đến ngày 30-5-2016, toàn tỉnh có trên 30,5 ngàn ha cây trồng bị hạn, thiệt hại 814 tỷ đồng. Hạn hán còn làm 9.164 hộ thuộc 9 huyện thiếu nước sinh hoạt và 15.895 hộ với trên 71 ngàn khẩu bị thiếu đói. Tỉnh Gia Lai đã phải đề nghị Chính phủ hỗ trợ 2.577 tỷ đồng để khôi phục sản xuất.

Nhóm P.V Kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.